Thoái hóa khớp là gì ? Có thể phòng tránh được không ?
3P PHARMACY
Th 2 04/12/2023
Thoái hóa khớp là gì ? Có thể phòng tránh được không ?
Bệnh thoái hóa khớp, thường được gắn liền với tuổi tác, đặc biệt là ở người cao tuổi. Tuy nhiên ngày nay, thoái hóa khớp không còn chỉ là đặc tính của người già, mà xảy ra ở cả người trẻ do những thói quen sinh hoạt không hợp lý. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làm thế nào để nhận diện được dấu hiệu của thoái hóa khớp, áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả cũng như cách phòng tránh bệnh.
1. Thoái hóa khớp là gì ?
Thoái hóa khớp là tình trạng mà sụn khớp - bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc. Các mô xung quanh cũng bị tổn thương và giảm dịch nhầy bôi trơn trong khớp, gây khó khăn trong các cử động liên quan.
Thoái hóa khớp đang không chỉ xảy ra ở nhóm người già mà còn ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau. Theo thống kê tại Việt Nam, khoảng 30% người trên 35 tuổi đã phải đối mặt với tình trạng này. Tỷ lệ này tăng lên đáng kể, là 60% ở nhóm người trên 65 tuổi và lên đến 85% ở nhóm người trên 85 tuổi.
Thoái hóa khớp là gì ?
2. Nguyên nhân thoái hóa khớp
Sự thoái hóa của các khớp trong cơ thể có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân, trong đó:
Tuổi tác: các khớp bị thoái hóa có liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Đối với người già, quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, đặc biệt là ở lớp sụn khớp. Lớp sụn khớp bị bào mòn có thể gây ra nứt hoặc tiêu biến, tạo điều kiện cho sự cọ xát trực tiếp giữa các đầu xương, từ đó gây ra cảm giác đau nhức, không thoải mái.
Chấn thương: xuất phát từ việc luyện tập thể thao quá mức, tai nạn hoặc những tác động mạnh có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa xảy ra nhanh và sớm hơn.
Béo phì: tình trạng thừa cân tạo ra áp lực lớn đối với các khớp trên cơ thể, đặc biệt là ở khớp gối và cột sống lưng. Tình trạng này kéo dài dẫn đến các khớp bị tổn thương và thoái hóa.
Tính chất công việc: những công việc nặng nhọc, tay chân, phải bê vác nhiều đòi hỏi sự sử dụng quá mức của các khớp làm tăng nguy cơ thoái hóa sụn khớp.
Di truyền: cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gây thoái hóa khớp. Người có người thân trong gia đình mắc bệnh này sẽ có nguy cơ cao hơn so với những người không có tiền sử về thoái hóa khớp.
Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa khớp
Một số nguyên nhân khác có thể góp phần vào quá trình thoái hóa khớp, bao gồm:
Sinh hoạt sai tư thế: các thói quen sinh hoạt như ngồi, nằm, hay cúi gập người sai cách có thể đặt áp lực lên các khớp. Ngoài ra, khuân vác vật nặng thường xuyên, ngồi hoặc đứng lâu một chỗ cũng có thể tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Chế độ ăn uống không khoa học: chế độ ăn uống thiếu canxi, glucosamine và chondroitin - những chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe khớp sẽ góp phần vào quá trình thoái hóa.
Bệnh lý khác: mắc các bệnh lý như loãng xương, nhiễm trùng khớp, viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tăng tỷ lệ thoái hóa khớp.
Dị tật khớp bẩm sinh: những vấn đề về cấu trúc của khớp từ khi mới sinh có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thoái hóa sau này.
3. Dấu hiệu thoái hóa khớp
Khi khớp thoái hóa, sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện như sau:
Đau khớp: trong giai đoạn ban đầu, có thể xuất hiện cảm giác đau nhức nhẹ tại khớp sau khi vận động. Cảm giác đau thường biến mất nhanh chóng, người bệnh dễ chủ quan, coi thường. Tuy nhiên, khi sụn khớp bị tổn thương nặng, cường độ đau trở nên cấp tính và kéo dài, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Cứng khớp: khớp trở nên cứng và khó vận động, đặc biệt là vào buổi sáng khi người bệnh mới thức dậy hoặc sau một thời gian dài không vận động.
Giảm khả năng vận động: thoái hóa khớp giới hạn khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Ví dụ, ở những người mắc thoái hóa khớp gối, việc đứng lên, ngồi xuống, leo cầu thang, ngồi xổm, hay co duỗi gối đều trở nên khó khăn.
Khớp sưng tấy và nóng ran: khớp có thể trở nên sưng và nóng ran khi người bệnh thực hiện các hoạt động vận động. Đây là dấu hiệu của quá trình viêm nhiễm trong khớp.
Tiếng kêu "răng rắc" khi vận động: khi lớp sụn khớp bị bào mòn và các đầu xương cọ xát vào nhau, có thể xuất hiện âm thanh kêu "răng rắc" hoặc lộp cộp khi vận động khớp. Điều này thường là dấu hiệu của sự mòn và tổn thương trong khớp.
4. Cách điều trị thoái hóa khớp
Nếu không chủ động điều trị thoái hóa khớp từ sớm, có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng nguy cơ mắc bệnh gút, trầm cảm và lo âu, rối loạn giấc ngủ, vôi hóa sụn khớp, và hoại tử xương. Do đó, nếu bạn trải qua tình trạng đau ở khớp tái diễn nhiều lần, đau dai dẳng kéo dài nhiều ngày, việc tốt nhất là đến gặp bác sĩ để có đánh giá chính xác và lên kế hoạch điều trị cụ thể.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa sụn khớp được áp dụng rộng rãi, bao gồm:
4.1. Tăng cường hoạt động thể chất
Tăng cường hoạt động tập luyện và thể thao với cường độ phù hợp sẽ hỗ trợ nâng cao sức mạnh của khớp, đồng thời giảm các triệu chứng đau và cứng khớp. Ngoài ra, việc sử dụng chườm nóng hoặc lạnh cũng có thể giúp giảm đau và sưng viêm. Việc quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ chuyên môn để đảm bảo rằng những bài tập này phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người.
4.2. Trị liệu thần kinh cột sống
Phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) được đánh giá cao trong việc điều trị thoái hóa khớp. Điều đặc biệt ưu việt của Chiropractic là không sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật; thay vào đó, các kỹ thuật nắn chỉnh chuyên sâu được áp dụng để điều chỉnh những sai lệch của xương khớp. Qua đó, bệnh nhân sẽ giảm đau, khôi phục chức năng của khớp và kích thích được khả năng tự chữa lành của cơ thể.
4.3 Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một phương pháp an toàn, không xâm lấn và phù hợp với đa dạng đối tượng trong điều trị thoái hóa khớp.
Thực hiện vật lý trị liệu đúng cách không chỉ giúp giảm đau và sưng viêm mà còn nâng cao khả năng vận động của khớp.
Vật lý trị liệu là một phương pháp an toàn điều trị thoái hóa khớp
4.4 Thuốc
Nhiều người sử dụng thuốc giúp giảm các cơn đau do khớp:
Paracetamol: thường được sử dụng để giảm đau tại chỗ một cách nhanh chóng.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Được chỉ định khi paracetamol không đủ mạnh để giảm đau. Loại thuốc này không chỉ giúp giảm đau mà còn có tác dụng chống viêm và giảm sưng khớp.
Ngoài ra, một số người sử dụng thuốc tiêm steroid trực tiếp vào khớp thoái hóa. Việc này giúp tạo cảm giác tê cục bộ và giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, việc quyết định sử dụng thuốc tiêm steroid cần phải được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ để tránh rủi ro về các tác dụng phụ nguy hiểm.
5. Cách phòng tránh thoái hóa khớp
Các biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp bao gồm:
Duy trì cân nặng lý tưởng: để giảm áp lực lên hệ thống dây chằng và xương khớp, việc duy trì cân nặng trong khoảng lý tưởng là quan trọng. Nếu cần thiết hãy áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học.
Duy trì cân nặng lý tưởng để giảm áp lực lên hệ thống dây chằng và xương khớp
Vận động đúng tư thế: thực hiện luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe của xương nhưng cần đảm bảo duy trì tư thế đúng khi vận động để giảm áp lực không cần thiết lên khớp.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: hạn chế thực phẩm chiên xào và có chỉ số đường huyết cao. Bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng cho xương và sụn khớp để kích thích quá trình tái tạo tế bào và ngăn chặn quá trình thoái hóa.
Thăm khám khi xuất hiện triệu chứng: khi có những dấu hiệu sớm của thoái hóa khớp, việc thăm khám sớm để có phác đồ điều trị phù hợp rất quan trọng.
Thoái hóa khớp là một quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, nhưng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể giúp kéo dài thời gian thoái hoá và giảm độ nặng của bệnh, từ đó giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Bạn đọc có thể tham khảo sản phẩm Viên bổ khớp Provesamin
>>>>NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ MUA NGAY<<<<
Sản phẩm với công thức gần 10 thành phần chuyên biệt gồm có Glucosamine, Sụn vi cá mập, Cao Ngựa bạch, Collagen tuýp 2,.... giúp bảo vệ và giảm tối đa các bệnh về xương cơ khớp. Đặc biệt thành phần Cao ngựa bạch chứa lượng lớn Acid chondroitin sulfuric - thành phần chính của sụn khớp, có tác dụng giảm thoái hóa khớp, phục hồi khả năng hoạt động của khớp thông qua việc giảm sự bào mòn, tổn thương khớp.
Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang gặp các tình trạng đau khớp, cứng khớp, đi lại vận động khó khăn,... hoặc đang gặp các vấn đề về sức khỏe, vui lòng liên hệ tới số hotline 0827111618 để được tư vấn trực tiếp bởi các Dược sĩ chuyên môn.
ThemeSyntaxError