Tật khúc xạ mắt có phòng tránh được không?

3P PHARMACY
Th 3 10/10/2023

Tật khúc xạ mắt có phòng tránh được không?

Mắc tật khúc xạ hiện nay đang vô cùng phổ biến, với tỉ lệ trẻ em mắc ngày càng nhiều, không khó bắt gặp những tình trạng lớp hợp có đến 80-90% học sinh đeo kính. Một đối tượng khác có tỉ lệ mắc cao nữa là khối dân văn phòng với tần suất ngồi máy tính trung bình 8 tiếng 1 ngày, mắt có nguy cơ mắc các tật khúc xạ cao hơn những người khác. Theo thống kê, số người mắc tật khúc xạ tại Việt Nam lên tới 4-36 triệu người. Để cải thiện tình trạng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái quát về căn bệnh và có những biện pháp phòng tránh phù hợp cho bản thân và những người xung quanh.

1. Hiểu đúng về tật khúc xạ mắt

Mắt giúp chúng ta nhìn được là do chúng bẻ cong (khúc xạ) ánh sáng, bình thường ánh sáng đi qua giác mạc và được thuỷ tinh thể hội tụ trên võng mạc. Tật khúc xạ là tình trạng mắt bẻ cong ánh sáng một cách không chính xác, khiến không thể hội tụ hình ảnh trên võng mạc, dẫn tới khi nhìn, chúng ta thấy hình ảnh bị nhoè mờ, méo mó

Có 4 loại tật khúc xạ bao gồm:

  • Loạn thị: giác mạc có độ cong bất thường, làm cho các tia sáng có hướng khác nhau hội tụ tại các điểm khác nhau, nên dù nhìn xa hay nhìn gần đều bị nhoè, mờ

  • Cận thị: do giác mạc quá cong hoặc chiều dài của mắt quá dài khiến hình ảnh bị rơi trước võng mạc, nên người mắc chỉ có thể nhìn gần, không nhìn xa được

  • Viễn thị: ngược với cận thị, viễn thị là tình trạng giác mạc quá phẳng hoặc chiều dài mắt quá ngắn, làm hình ảnh được hội tụ sau võng mạc, bệnh nhân chỉ nhìn được xa 

  • Lão thị: Thường gặp ở người trên 35 tuổi, mắt bị thoái hóa, trung tâm của thấu kính mắt bị cứng lại, khiến cho mắt rất khó nhìn các vật ở gần, nó gần giống với viễn thị, nên được coi là một dạng của viễn thị

Cần phân biệt mắt bị tật khúc xạ và rối loạn điều tiết mắt, tật khúc xạ là bệnh lí do ánh sáng không hội tụ đúng trên võng mạc, còn rối loạn điều tiết mắt sẽ bắt đầu với nhức mắt, mỏi mắt, nhìn mờ và sau đó tiến triển thành cận thị, loạn thị 

2. Dấu hiệu nhận biết mắc các khúc xạ ở mắt

Triệu chứng phổ biến nhất đó là nhìn mờ, còn lại đó là:

  • Nhìn đôi, tầm nhìn mơ hồ

  • Nhìn có ánh sáng chói, hoặc vầng hào quang xung quanh nguồn sáng như bóng đèn, mặt trời

  • Nheo mắt khi nhìn

  • Nhức đầu

  • Mỏi mắt

  • Khó tập trung khi đọc hoặc nhìn vào máy tính

Còn một số các triệu chứng khác ít gặp, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa, đồng thời mỗi loại khúc xạ cũng có các biểu hiện khác nhau.

3. Cách điều trị

Có 3 phương pháp điều trị chính:

3.1 Sử dụng kính gọng

Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đó là sử dụng kính gọng. Tuỳ vào trường hợp bạn mắc khúc xạ gì, bác sĩ sẽ kiểm tra, đo mức độ và cắt kính phù hợp như là viễn thị dùng thấu kính phân kì, cận thị dùng thấu kính hội tụ để hình ảnh được điều chỉnh về đúng võng mạc.

Tuy nhiên sử dụng kính gọng độ thẩm mĩ không được cao, hơi bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày hay hoạt động thể thao 

3.2 Sử dụng kính áp tròng

Đây là loại kính tiếp xúc trực tiếp với giác mạc, tạo độ cong phù hợp cho giác mạc để điều chỉnh thị lực, bao gồm 2 loại là kính áp tròng mềm và kính áp tròng cứng. Phương pháp này giúp đảm bảo về mặt thẩm mĩ, thuận lợi trong sinh hoạt, hiện nay đã có những loại dùng được trong 24 tiếng hoặc đeo được cả qua đêm, hoặc có loại kính áp tròng cứng đeo trong lúc ngủ có thể điều chỉnh thị lực tạm thời trong một ngày mà không cần sử dụng đến kính

Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm nhưng do tiếp xúc trực tiếp với mắt nên khâu sản xuất, hay khi sử dụng cần đảm bảo độ vệ sinh, vô khuẩn

3.3 Phương pháp phẫu thuật

Với y học hiện đại, hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật có thể phục hồi hoàn toàn thị lực mà không để lại di chứng hay tái phát, giá thành hợp lí để mọi người có thể tiếp cận được. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được thăm khám kĩ lưỡng và đưa ra phương pháp phù hợp nhất.

Ngoài ra, hiện nay đang được nghiên cứu các loại thuốc nhỏ mắt có thể chữa được tật khúc xạ mắt rất có triển vọng.

4. Các phương pháp phòng tránh 

Vậy mắc tật khúc xạ có thể phòng tránh được không? Câu trả lời là Có 

Mắt chỉ được nghỉ ngơi khi chúng ta đi ngủ, nên để phòng tránh cũng như không làm cho các tật khúc xạ thêm trầm trọng, cần chú ý các điểm sau:

  • Không sử dụng liên tục các thiết bị điện tử trong thời gian dài

  • Đảm bảo môi trường làm việc, học tập đủ ánh sáng

  • Giữ đúng khoảng cách khi ngồi học tập, làm việc

  • Cho mắt được nghỉ ngơi: giữ quy tắc 20-20-20 là làm việc 20 phút sau đó cho mắt nhìn xa khoảng cách tầm 20 feets (khoảng 6m) trong 20 giây, tránh để mắt hoạt động liên tục quá 60 phút 

  • Bảo vệ mắt khỏi tia UV

  • Tập thể dục cho mắt

  • Ngăn ngừa chấn thương mắt: đeo kính bảo hộ khi làm việc có nguy cơ tổn thương 

  • Sử dụng những thực phẩm có lợi cho mắt: tăng cường rau xanh và hoa quả, nên ăn những loại rau giàu beta carotene và vitamin A vì chúng là các dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của mắt

Ngoài ra bạn có thể bổ sung các sản phẩm tốt cho mắt, điển hình là Viên bổ mắt Eye Future với  đầy đủ các thành phần dưỡng chất bổ trợ cho mắt: việt quất, caroten, lutein, zeaxanthin, chondroitin, kẽm… giúp hỗ trợ bảo vệ mắt, cải thiện thị lực, giúp giảm mỏi mắt, mờ mắt, cận thị, loạn thị, thoái hóa võng mạc

Cụ thể:

  • Viên uống Eye Future giúp tăng cường thị lực, giảm nhức mắt, mờ và nhòe mắt.

  • Bổ sung các dưỡng chất, hoạt chất sinh học tự nhiên, hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện chứng khô mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống. Có tác dụng phòng ngừa và cải thiện hội chứng rối loạn thị giác (CVS) do sử dụng máy tính-điện thoại-màn hình tivi, các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị), chống tăng độ.

  • Phòng ngừa đục thủy tinh thể (bệnh cườm khô) và hỗ trợ cải thiện thoái hóa hoàng điểm, tổn thương võng mạc do bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, hút thuốc lá và giảm nguy cơ mù lòa

Eye Future phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi, mang đến đôi mắt sáng khoẻ cho cả gia đình.


Đến ngay các Nhà thuốc 3P Pharmacy để trải nghiệm sản phẩm hoặc liên hệ tổng đài 0827111618 để được nghe tư vấn từ dược sĩ chuyên môn.

 

 

ThemeSyntaxError