Đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách sơ cứu tại nhà

3P PHARMACY
Th 7 28/10/2023

Đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách sơ cứu tại nhà 

Đột quỵ là một trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu trên khắp thế giới. Cứ mỗi 3 phút, có một trường hợp tử vong do đột quỵ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này và nhận biết các dấu hiệu của nó, hãy cùng khám phá thêm thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Đột quỵ là gì ?

Đột quỵ, (tên viết tắt là CVA) hay còn được biết đến với tên gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng nghiêm trọng mà não bộ bị tổn thương do sự gián đoạn hoặc giảm mạnh trong việc cung cấp máu, khiến não bị thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết để duy trì sự sống của các tế bào não. Trong vòng vài phút sau khi máu không còn tiếp tục cung cấp đủ cho não, các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Bởi vậy, việc cấp cứu ngay lập tức là cực kỳ quan trọng đối với người bị đột quỵ. Thời gian kéo dài càng lâu sẽ càng làm gia tăng số lượng tế bào não bị tổn thương, ảnh hưởng nặng nề đến khả năng vận động và tư duy, và trong một số trường hợp, có thể dẫn đến tử vong. Hầu hết những người sống sót sau tai biến mạch máu não sẽ phải đối mặt với sức khỏe suy yếu, để lại các di chứng như tê liệt một phần cơ thể, mất khả năng sử dụng ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc và suy giảm thị giác

Đột quỵ rất dễ gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời 

Có hai loại chính:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Loại này chiếm khoảng 85% tổng số các trường hợp. Đây là tình trạng mà các cục máu đông tạo ra tắc nghẽn trong động mạch, gây cản trở quá trình lưu thông máu đến não.

  • Đột quỵ do xuất huyết: Đây là tình trạng mà mạch máu đến não bị vỡ, dẫn đến xuất huyết trong não. Nguyên nhân thường liên quan đến các mạch máu mỏng, yếu hoặc các tổn thương của mạch máu gây ra các vết nứt.

Ngoài hai loại trên, còn một dạng khác gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng tai biến nhỏ, khi dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có thể trải qua những triệu chứng tương tự như các cơn CVA thông thường, nhưng chúng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, thường chỉ vài phút. Đây thường được xem là dấu hiệu cảnh báo cho nguy cơ tai biến mạch máu não có thể xảy ra bất cứ lúc nào, người bệnh cần lưu ý điều này.

2. Nguyên nhân gây đột quỵ 

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não bao gồm 2 nhóm chính: 

2.1. Nhóm các yếu tố sinh lý 

  • Tuổi tác: không ai thoát khỏi nguy cơ đột quỵ, nhưng người già có nguy cơ cao hơn. Nguy cơ mắc CVA tăng gấp đôi mỗi 10 năm kể từ sau tuổi 55.

  • Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc CVA cao hơn so với nữ giới.

  • Tiền sử gia đình: nếu có người thân trong gia đình từng mắc thì nguy cơ mắc sẽ cao hơn so với người khác.

2.2. Các yếu tố bệnh lý

  • Tiền sử đột quỵ: người có tiền sử mắc sẽ có nguy cơ cao bị lần tiếp theo, đặc biệt trong vài tháng đầu sau cơn ban đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

  • Đái tháo đường: những người bị đái tháo đường có thể tăng nguy cơ gây tai biến.

  • Bệnh tim mạch: người mắc các bệnh tim mạch có nguy cơ cao hơn so với người bình thường.

  • Cao huyết áp: huyết áp cao gây áp lực lên thành động mạch, dẫn đến tổn thương động mạch não và xuất huyết. Cao huyết áp cũng tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành, gây tắc nghẽn động mạch. Kiểm tra huyết áp thường xuyên là một trong các biện pháp cần thực hiện để tránh tai biến.

  • Mỡ máu: mức cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, gây tắc nghẽn mạch máu đến não.

  • Thừa cân, béo phì: có thể tăng nguy cơ, đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển bệnh như cao huyết áp, mỡ máu và bệnh tim mạch.

  • Hút thuốc: nghiên cứu đã chỉ ra rằng người hút thuốc có nguy cơ cao gấp đôi. Thuốc lá gây hại cho động mạch máu, làm gia tăng cục máu đông và làm tắc nghẽn động mạch máu đến não.

  • Lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không cân đối, ít vận động, giờ giấc sinh hoạt không hợp lí, thức đêm ngủ ngày, tắm đêm gây tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi.

  • Sử dụng các chất kích thích và uống quá nhiều rượu cũng được liệt vào danh sách là có nguy cơ gây tai biến. 

Đột quỵ ngày càng xuất hiện ở người trẻ vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh 

3. Các dấu hiệu khi bị đột quỵ 

Các triệu chứng có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng, có thể bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi đột ngột, cảm giác mất năng lượng, có thể kèm theo tê cứng mặt hoặc méo mó nửa khuôn mặt và nụ cười méo mó

  • Khó khăn hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Một dấu hiệu đặc trưng là không thể nâng cùng lúc cả hai cánh tay qua đầu.

  • Có vấn đề về phát âm, nói không rõ ràng, rối loạn ngôn ngữ hoặc nói ngọng. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đưa ra những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh lặp lại. Nếu họ không thể lặp lại được, có thể họ đang trải qua các triệu chứng của tai biến.

  • Cảm giác hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột, không thể phối hợp các hoạt động.

  • Mất thị lực, mắt mờ

  • Đau đầu dữ dội và mãnh liệt, có thể xuất hiện nhanh chóng và gây buồn nôn hoặc nôn mửa.

Các triệu chứng của tai biến có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng. Do đó, hãy lắng nghe cơ thể và tìm kiếm sự khám phá từ các chuyên gia y tế khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Trân trọng khoảng thời gian "vàng" để xử lý, mỗi phút trôi qua đều có thể gây ra thêm sự tổn thương cho tế bào thần kinh. 

Dấu hiệu đột quỵ dễ thấy là méo mặt 

 

4. Cách sơ cứu cho người đột quỵ 

Khi phát hiện bất kỳ trong 6 dấu hiệu nêu trên hoặc có sự nghi ngờ về đột quỵ, người thân hoặc những người xung quanh cần duy trì sự bình tĩnh và ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Lưu ý rằng việc gọi xe cấp cứu vẫn cần thiết ngay cả khi các triệu chứng có dấu hiệu giảm đi hoặc biến mất. 

Học cách sơ cứu đột quỵ 

 

Trong khi chờ xe cấp cứu đến, hãy thực hiện một số cách sơ cứu đơn giản sau:

  • Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp tim của người bệnh.

  • Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng, nâng nhẹ và cố định đầu không cho lắc lư.

  • Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn, uống, bôi xoa bất cứ thứ gì.

  • Lau đờm dãi, loại bỏ các dị vật trong miệng như răng giả, thức ăn còn sót lại.

  • Nếu bị liệt, khi vận chuyển, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên người không bị liệt

  • Trong trường hợp bệnh nhân bất tỉnh và ngừng thở, phải tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân theo tỉ lệ 1:5. 

Như vậy, đột quỵ là một tình trạng nghiêm trọng và có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nếu không được xử lý kịp thời. Hiểu biết thêm về dấu hiệu và nguy cơ có thể giúp phát hiện và can thiệp sớm,tăng tỉ lệ sống sót cho bệnh nhân. Hãy giữ lối sống lành mạnh, thường xuyên thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân.

NatoGreen - Bổ não, chống tai biến 

  • Tăng cường tuần hoàn não, giúp bền thành mạch, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch. 

  • Giảm thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình với các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, hay quên.

  • Giảm nguy cơ tai biến tim mạch

 

>>>>Click tại đây để mua ngay<<<<

Thành phần:  

  • Hàm lượng Nattokinase 600FU (cao gấp đôi hàm lượng so với các sản phẩm trên thị trường) làm tan cục máu đông chống tai biến và ngăn xơ vữa động mạch.

  • Cao bạch quả: giúp điều hòa và tăng lưu thông máu lên não, cung cấp máu và oxy cho não và cơ thể, tăng khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ, cải thiện tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, lo âu, mất trí nhớ ở những người lớn tuổi.

  • Coenzyme Q10: Làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, điều hòa nhịp tim và giảm huyết áp, giảm thiểu nguy cơ tai biến tim mạch.

Đối tượng sử dụng: 

  • Người có nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim như: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực.

  • Người cao tuổi bị suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức.

  • Người bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai nhức đầu, khó ngủ do thiểu năng tuần hoàn não.

Đến ngay các Nhà thuốc 3P Pharmacy để trải nghiệm sản phẩm hoặc liên hệ tổng đài 0827111618 để được nghe tư vấn từ dược sĩ chuyên môn.

 

 






ThemeSyntaxError