Thuốc Topralsin Pharimexco điều trị triệu chứng ho khan (24 viên)

Thương hiệu: Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO)   |   Tình trạng: Còn hàng
SKU: Đang cập nhật
Liên hệ
NHÀ THUỐC 3P PHARMACY
  • Miễn phí Ship đơn dược MPH > 300.000đ
    Miễn phí Ship đơn dược MPH > 300.000đ
  • 111% bồi hoàn nếu phát hiện hàng giả hoặc kém chất lượng
    111% bồi hoàn nếu phát hiện hàng giả hoặc kém chất lượng
  • 100% sản phẩm chính hãng
    100% sản phẩm chính hãng
  • Giảm tiền khi thanh toán online
    Giảm tiền khi thanh toán online

Mô tả sản phẩm

Thành phần:

AcetaminophenGuaifenesinOxomemazine hydrochloride, sodium benzoate

SĐK:VD-16525-12

 Nhà sản xuất:Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO) - VIỆT NAMEstore>
 Nhà đăng ký: Estore>
 Nhà phân phối: Estore>

Chỉ định:

Ðiều trị các chứng ho khan, nhất là ho do dị ứng & do kích ứng ở người lớn & trẻ em > 1 tuổi.

Liều lượng - Cách dùng

Ðiều trị ngắn ngày, những lúc ho.

 

Người lớn: 2 - 6 viên/ngày, chia làm 2 - 3 lần.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc. Suy hô hấp, suy gan. Tiền sử mất bạch cầu hạt, bí tiểu do bệnh tiền liệt tuyến hoặc các bệnh khác, vài dạng tăng nhãn áp.

Tương tác thuốc:

Lưu ý khi phối hợp: thuốc hạ HA, atropine, thuốc gây trầm cảm hệ TKTW.

Tác dụng phụ:

Oxomemazin:

- Thường gặp: Buồn ngủ. Tăng độ quánh chất tiết phế quản, khô miệng, táo bón, bí tiểu. Chóng mặt, ban đỏ.

- Hiếm gặp: Chán ăn, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.

- Rất hiếm gặp: Loạn vận động muộn do sử dụng kéo dài thuốc kháng histamin thuộc nhóm phenothiazin, giảm bạch cầu và mất bạch cầu hạt, hiện tượng kích thích ở trẻ em và trẻ còn bú.

Guaifenesin:

- Hiếm gặp: Nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim (bao gồm rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất và ngoại tâm thu) ở những bệnh nhân nhạy cảm.

Paracetamol:

- Ít gặp: Ban. Buồn nôn, nôn. Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu. Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.

- Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn.

Chú ý đề phòng:

Nguy cơ gây buồn ngủ khi lái xe & vận hành máy móc.
Kiêng rượu. Không phơi nắng hoặc tiếp xúc tia cực tím. Tiểu đường

  

Thông tin thành phần Paracetamol

Dược lực:Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid.

 

Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.

 

Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Dược động học :

- Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị.
- Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.
- Chuyển hoá: Paracetamol chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan tạo N - acetyl benzoquinonimin là chất trung gian , chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính.
- Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dạng đã chuyển hoá, độ thanh thải là 19,3 l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.
Khi dùng paracetamol liều cao (>10 g/ngày), sẽ tạo ra nhiều N - acetyl benzoquinonomin làm cạn kiệt glutathion gan, khi đó N - acetyl benzoquinonimin sẽ phản ứng với nhóm sulfydrid của protein gan gây tổn thương gan, hoại tử gan, có thể gây chết người nếu không cấp cứu kịp thời.

Tác dụng :

Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

Chỉ định :Paracetamol được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa. 

 

* Giảm đau: 

 

Paracetamol được dùng giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh... Thuốc có hiệu quả nhất là giảm đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng.
Paracetamol không có tác dụng trị thấp khớp.
Paracetamol là thuốc thay thế salicylat (được ưa thích ở người bệnh chống chỉ định hoặc không dung nạp salicylat) để giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt. 

 

* Hạ sốt:

 

Paracetamol thường được dùng để giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, khi sốt có thể có hại hoặc khi hạ sốt nói chung không đặc hiệu, không ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh cơ bản và có thể che lấp tình trạng bệnh của người bệnh.

Liều lượng - cách dùng:

Cách dùng:
Paracetamol thường dùng uống. Đối với người bệnh không uống được có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng, tuy vậy liều trực tràng cần thiết để có cùng nồng độ huyết tương có thể cao hơn liều uống.
Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần thầy thuốc chẩn đoán và điều trị có giám sát.
Không dùng paracetamol cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao trên 39,5 độ C, sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được thầy thuốc chẩn đoán nhanh chóng.
Để giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em quá 5 liều paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn.
Để giảm đau hoặc hạ sốt cho người lớn và trẻ em trên 11 tuổi, liều paracetamol thường dùng hoặc đưa vào trực tràng là 325 - 650 mg, cứ 4 - 6 giờ một lần khi cần thiết nhưng không quá 4 g một ngày, liều một lần lớn hơn 1 g có thể hữu ích để giảm đau ở một số người bệnh.
Để giảm đau hoặc hạ sốt, trẻ em có thể uống hoặc đưa vào trực tràng cứ 4 - 6 giờ một lần khi cần: trẻ em 1 - 2 tuổi, 120 mg, trẻ em 4 - 11 tháng tuổi, 80 mg; và trẻ em tới 3 tháng tuổi, 40 mg. Liều trực tràng cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng tuỳ theo mỗi bệnh nhi.
Liều uống thường dùng của paracetamol, dưới dạng viên nén giải phóng kéo dài 650 mg, để giảm đau ở người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên là 1,3 g cứ 8 giờ một lần khi cần thiết, không quá 3,9 g mỗi ngày. Viên nén paracetamol giải phóng kéo dài, không được nghiền nát, nhai hoặc hoà tan trong chất lỏng.

Chống chỉ định :

Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận, hoặc gan.
Người bệnh quá mẫn với paracetamol.
Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.

Tác dụng phụ

Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trungtính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
Ít gặp: ban da, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.

Thông tin thành phần Guaifenesin

Dược lực:

Guaifenesin có tác dụng long đờm nhờ kích ứng niêm mạc dạ dày, sau đó kích thích tăng tiết dịch ở đường hô hấp, làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của dịch tiết ở khí quản và phế quản. Nhờ vậy, thuốc làm tăng hiệu quả của phản xạ ho và làm dễ tống đờm ra ngoài hơn. Cơ chế này khác với cơ chế của các thuốc chống ho, nó không làm mất ho. Thuốc được chỉ định để điều trị triệu chứng ho có đờm quánh đặc khó khạc do cảm lạnh, viêm nhẹ đường hô hấp trên. Thuốc thường được kết hợp với các thuốc giãn phế quản, thuốc chống sung huyết mũi, kháng histamin hoặc thuốc chống ho opiat.

Dược động học :

Sau khi uống, thuốc hấp thu tốt từ đường tiêu hóa. Trong máu, 60% lượng thuốc bị thủy phân trong vòng 7 giờ. Chất chuyển hóa không còn hoạt tính được thải trừ qua thận. Sau khi uống 400mg guaifenesin, không phát hiện thấy thuốc ở dạng nguyên vẹn trong nước tiểu. Nửa đời thải trừ của guaifenesin khoảng 1 giờ.

Tác dụng :

Thuốc có tác dụng long đờm thúc đẩy loại bỏ chất nhầy đường hô hấp do làm long đờm, nó cũng làm trơn đường hô hấp bị kích thích.

Chỉ định :Giảm tạm thời xổ mũi, nhầy mũi, xung huyết mũi do cảm lạnh, viêm phế quản hoặc viêm thanh quản.

 

Guaifenesin phối hợp với các thuốc giảm ho, các kháng histamin...dùng trong các trường hợp cảm cúm có nhiều đờm, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.

Liều lượng - cách dùng:

Viên thuốc tác dụng kéo dài: Phải nuốt nguyên viên, không được bẻ, nhai hoặc nghiền. Uống thuốc với một cốc nước đầy.

 

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 200 - 400mg mỗi 4 giờ. Nếu dùng chế phẩm tác dụng kéo dài: 600mg hoặc 1,2 g mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 2,4 g mỗi ngày.

 

Trẻ em 6 đến dưới 12 tuổi: 100 - 200mg mỗi 4 giờ. Nếu dùng chế phẩm tác dụng kéo dài: 600mg mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 1,2 g mỗi ngày.

 

Trẻ em 4 đến dưới 6 tuổi: 50 - 100mg mỗi 4 giờ. Nếu dùng chế phẩm tác dụng kéo dài: 300mg mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 600mg mỗi ngày.

Chống chỉ định :

Chống chỉ định với các bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc.

Tác dụng phụ

Các phản ứng hiếm hoặc ít gặp: Chóng mặt, đau đầu, tiêu chảy, nôn hoặc buồn nôn, đau bụng, ban da, mày đay.

Sỏi thận đã được báo cáo ở những bệnh nhân lạm dụng chế phẩm có chứa guaifenesin.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Các tác dụng không mong muốn thường nhẹ, tự hết. Nếu nôn nhiều hoặc đau bụng nhiều nên ngừng thuốc. Tránh dùng thuốc kéo dài. Rất thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi, nhất là dưới 2 tuổi. Cần uống nhiều nước để giúp làm lỏng đờm quánh.

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ