Thuốc Zinnat 500mg GSK điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (10 viên)

Thương hiệu: GSK   |   Tình trạng: Hết hàng
SKU: Đang cập nhật
Liên hệ
NHÀ THUỐC 3P PHARMACY
  • Miễn phí Ship đơn dược MPH > 300.000đ
    Miễn phí Ship đơn dược MPH > 300.000đ
  • 111% bồi hoàn nếu phát hiện hàng giả hoặc kém chất lượng
    111% bồi hoàn nếu phát hiện hàng giả hoặc kém chất lượng
  • 100% sản phẩm chính hãng
    100% sản phẩm chính hãng
  • Giảm tiền khi thanh toán online
    Giảm tiền khi thanh toán online

Mô tả sản phẩm

Thành phần

Thành phần/Hàm lượng

Cefuroxime         500mg

Công Dụng

Chỉ định

Thuốc Zinnat 500mg có tác dụng:

  • Zinnat là tiền chất dạng uống của cefuroxim, kháng sinh diệt khuẩn nhóm cephalosporin, bền vững với hầu hết beta-lactamase và có hoạt phổ rộng với vi khuẩn gram âm và gram dương.
  • Thuốc được chỉ định để điều trị những nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

Chỉ định gồm:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, ví dụ nhiễm khuẩn tai – mũi - họng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng.

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổiviêm phế quản cấp và những đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn.

  • Nhiễm khuẩn niệu- sinh dục như viêm thận - bể thận, viêm bàng quang và viêm niệu đạo.

  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm như nhọt, bệnh mủ da và chốc lở.

  • Bệnh lậu, viêm niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu và viêm cổ tử cung.

  • Điều trị bệnh Lyme ở giai đoạn sớm và phòng ngừa tiếp theo bệnh Lyme giai đoạn muộn ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

Cefuroxim cũng có ở dạng muối natri (Zinacef) dùng đường tiêm truyền. Khi thích hợp, Zinnat có hiệu quả khi sử dụng tiếp nối sau điều trị khởi đầu bằng Zinacef đường tiêm truyền sau điều trị viêm phổi và những đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn.

Dược lực học

Cefuroxim axetil được thủy phân bởi esterase thành cefuroxim, chất kháng khuẩn có hoạt tính. Cefuroxim ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng sự gắn kết với các protein liên kết với penicillin(PBP). Điều này làm gián đoạn sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn (peptidoglycan).

Tỉ lệ kháng thuốc mắc phải phụ thuộc vào địa lý và thời gian và có thể rất cao với các loài nhất định. Thông tin về sự kháng thuốc ở địa phương là rất quan trọng, đặc biệt khi điều trị nhiễm khuẩn nghiêm trọng.

Tính nhạy cảm in vitro của các vi khuẩn với cefuroxim:

Dấu (*) biểu thị hiệu quả lâm sàng của cefuroxim axetil đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng.

Những vi khuẩn thường nhạy cảm

Gram dương hiếu khí:

Staphylococcus aureus ( nhạy cảm với methicillin)*

Tụ cầu không có men coagulase (nhạy cảm với methicillin)

Streptococcus pyogenes*

Liên cầu beta tan máu

Gram âm hiếu khí:

Haemophilus influenzae* bao gồm các chủng kháng ampicillin

Haemophilus parainfluenzae*

Moraxella catarrhalis*

Neisseria gonorrhoea* bao gồm các chủng sinh và không sinh men penicilinase

Gram dương kị khí:

Peptostreptococcus spp.

Propionibacterium spp.

Xoắn khuẩn:

Borrelia burgdorferi*

Những vi khuẩn có thể gặp vấn đề về sự kháng thuốc mắc phải

Gram dương hiếu khí:

Streptococcus pneumoniae*

Gram âm hiếu khí:

Citrobacter spp. Không bao gồm C. freundii

Enterobacter spp. Không bao gồm E. aerogenes và E. cloacae

Escherichia coli*

Klebsiella spp. Bao gồm Klebsiella pneumoniae*

Proteus mirabilis

Proteus spp. Không bao gồm P. penneri và P. vulgaris

Providencia spp.

Gram dương kỵ khí:

Clostridium spp. Không bao gồm C. difficile

Gram âm kỵ khí:

Bacteroides spp. Không bao gồm B. fragilis

Fusobacterium spp

Những vi khuẩn vốn đã kháng thuốc

Gram dương hiếu khí:

Enterococcus spp. Bao gồm E. faecalis và E. faecium

Listeria monocytogenes

Gram âm hiếu khí:

Acinetobacter spp.

Burkholderia cepacia

Campylobacter spp.

Citrobacter freundii

Enterobacter aerogenes

Enterobacter cloacae

Morganella morganii

Proteus penneri

Proteus vulgaris

Pseudomonas spp. Bao gồm Pseudomonas aeruginosa

Serratia spp.

Stenotrophomonas maltophilia

Gram dương kỵ khí:

Clostridium difficile

Gram âm kỵ khí:

Bacteroides fragilis

Khác:

Các loài Chlamydia

Các loài Mycoplasma

Các loài Legionella

Dược động học

Hấp thu

  • Sau khi uống, Zinnat được hấp thu chậm từ đường tiêu hoá và bị thuỷ phân nhanh trong niêm mạc ruột và trong máu để giải phóng cefuroxim vào vòng tuần hoàn.

  • Hấp thu tối ưu xảy ra khi thuốc được uống ngay sau bữa ăn.

  • Sau khi uống viên nén Zinnat nồng độ đỉnh trong huyết thanh 7,0 mg/l đối với liều 500mg, xuất hiện sau khoảng 2-3 giờ sau khi thuốc được uống với thức ăn.

Phân bố

Liên kết protein được ghi nhận khác nhau từ 33 đến 50% phụ thuộc vào phương pháp sử dụng.

Chuyển hoá

Cefuroxim không bị chuyển hoá.

Thải trừ

Thời gian bán thải trong huyết thanh khoảng 1 – 1,5 giờ. Cefuroxim được thải trừ bằng lọc cầu thận và bài tiết qua ống thận. Sử dụng đồng thời với probenecid làm tăng khoảng 50% diện tích dưới đường cong của nồng độ huyết thanh trung bình theo thời gian.

Suy thận: Thời gian bán thải tăng lên khi suy giảm chức năng thận, nên điều chỉnh liều ở nhóm bệnh nhân này. Ở những bệnh nhân thẩm phân máu, ít nhất 60% tổng lượng cefuroxim có trong cơ thể khi bắt đầu thẩm phân sẽ bị thải trừ trong suốt giai đoạn thẩm phân kéo dài 4 tiếng. Vì vậy, nên uống thêm 1 liều đơn cefuroxim sau khi kết thúc thẩm phân máu.

Liều Dùng Của Zinnat 500 Gsk 1X10

Cách dùng

Thuốc Zinnat 500mg dạng viên nén bao phim dùng đường uống. Thuốc Zinnat uống vào sau bữa ăn để đạt hấp thu tối ưu.

Liều dùng

Một đợt điều trị thường uống Zinnat 500mg bảy ngày (trong phạm vi 5 đến 10 ngày).

Người lớn

Hầu hết các nhiễm khuẩn

250mg x 2 lần/ngày

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

125mg x 2 lần/ngày

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nhẹ đến vừa như viêm phế quản

250 mg x 2 lần/ngày

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nặng hơn hoặc nghi ngờ viêm phổi

500mg x 2 lần/ngày

Viêm thận – bể thận

250mg x 2 lần/ngày

Lậu không biến chứng

Liều duy nhất 1g

Bệnh Lyme ở người lớn và trẻ trên 12 tuổi

500 mg x 2 lần/ngày trong 14 ngày (từ 10 đến 21 ngày)

Điều trị tiếp nối:

  • Viêm phổi: 1,5g Zinacef (cefuroxim natri) x 3 hoặc x 2 lần/ngày (tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp) trong 48 đến 72 giờ, tiếp theo dùng Zinnat (Cefuroxim acetyl) đường uống 500mg x 2 lần/ngày trong 7 – 10 ngày.

  • Những đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn: 750mg Zinacef x 3 hoặc x 2 lần/ngày (tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp) trong 48 đến 72 giờ, tiếp theo dùng Zinnat (Cefuroxim acetyl) đường uống 500mg x 2 lần/ngày trong 7 – 10 ngày. Thời gian điều trị đường tiêm truyền và đường uống tuỳ mức độ nặng của nhiễm khuẩn và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

  • Trẻ em từ 3 tháng đến 12 tuổi:

Hầu hết các nhiễm khuẩn

125mg (1 viên 125mg) x 2 lần/ngày, tối đa tới 250mg x 2 lần/ngày

Trẻ em từ hai tuổi trở lên bị viêm tai giữa hoặc khi bị những bệnh nhiễm khuẩn nặng hơn.

250mg (1 viên 250mg hoặc 2 viên 125mg) x 2 lần/ngày, tối đa tới 500mg x 2 lần/ngày

Viêm thận – bể thận

250mg x 2 lần/ngày trong 10 đến 14 ngày

Không nên nghiền nát viên nén Zinnat và do đó không thích hợp những trẻ hay bệnh nhân không thể nuốt được viên thuốc. Có thể cho những bệnh nhân này uống Zinnat hỗn dịch.

  • Suy thận: Cefuroxim chủ yếu được thải trừ qua thận. Khuyến cáo giảm liều của cefuroxim để bù lại sự chậm thải trừ ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận rõ rệt.

Độ thanh thải Creatinin

T1/2 (giờ)

Liều khuyến cáo

≥ 30 ml/phút

1,4 – 2,4

Không cần thiết điều chỉnh liều chuẩn 125mg đến 500mg x 2 lần/ngày

10 – 29 ml/phút

4,6

Liều chuẩn của từng người mỗi 24 giờ

< 10 ml/phút

16,8

Liều chuẩn của từng người mỗi 48 giờ

Trong khi thẩm phân máu

2 - 4

Nên dùng thêm một liều chuẩn của từng người ở cuối giai đoạn thẩm phân

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Các dấu hiệu và triệu chứng: Có thể gây kích thích não dẫn đến co giật.

Điều trị: Nồng độ cefuroxim trong huyết thanh có thể giảm bằng thẩm phân máu hay thẩm phân phúc mạc.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác Dụng Phụ Của Zinnat 500 Gsk 1X10

Nói chung tác dụng phụ do Zinnat chỉ có tính chất nhẹ và thoáng qua.

Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, phát triển quá mức nấm Candida, tăng bạch cầu ái toan, tăng thoáng qua men gan.

Ít gặp: Nôn, xét nghiệm Coombs dương tính, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu (đôi khi giảm nặng), ban trên da.

Hiếm gặp: Mày đay, ngứa, viêm đại tràng giả mạc.

Rất hiếm gặp: Sốt do thuốc, bệnh huyết thanh, phản vệ, vàng da (chủ yếu do ứ mật), viêm gan, ban đỏ đa hình, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hoại tử ngoại ban).

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

    Lưu ý Của Zinnat 500 Gsk 1X10

    Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

    Chống chỉ định

    Thuốc Zinnat 500mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:

    • Bệnh nhân quá mẫn với các kháng sinh nhóm cephalosporin.
    • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn (sốc phản vệ) với kháng sinh nhóm betalactam.

    Thận trọng khi sử dụng

    Cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh trong các trường hợp sau:

    Thận trọng đặc biệt đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin hoặc các betalactam khác.

    Cũng như các kháng sinh khác, dùng Zinnat có thể gây phát triển quá mức nấm candida. Sử dụng kéo dài có thể gây phát triển quá mức những vi khuẩn không nhạy cảm khác (Enterococci, Clostridium difficile). Khi đó có thể cần phải ngừng điều trị.

    Viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo khi dùng kháng sinh. Nếu xảy ra tiêu chảy nhiều hoặc kéo dài hoặc bệnh nhân bị đau bụng co thắt, nên ngừng điều trị ngay lập tức và kiểm tra bệnh nhân thêm.

    Đã gặp phản ứng Jarisch-Herxheimer sau khi dùng Zinnat để điều trị bệnh Lyme, là kết quả trực tiếp từ hoạt tính diệt khuẩn của Zinnat đối với vi khuẩn gây bệnh Lyme là xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi.

    Trong liệu trình điều trị tiếp nối thời điểm chuyển sang điều trị đường uống được xác định bởi mức độ nặng của nhiễm khuẩn, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân và độ nhạy cảm của tác nhân gây bệnh liên quan. Nếu không có cải thiện lâm sàng trong 72 giờ, cần tiếp tục liệu trình điều trị bằng đường tiêm.

    Khả năng lái xe và vận hành máy móc

    Người thường xuyên lái xe hay vận hành máy móc có nên dùng thuốc Zinnat 500mg?

    Vì thuốc có khả năng gây chóng mặt nên cảnh báo bệnh nhân thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

    Thời kỳ mang thai

    Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nên dùng thuốc Zinnat 500mg?

    Nên thận trọng trong những tháng đầu của thai kỳ.

    Thời kỳ cho con bú

    Phụ nữ cho con bú có nên dùng thuốc Zinnat 500mg?

    Cefuroxim được tiết vào sữa mẹ, do đó cần thận trọng khi dùng Zinnat cho những người mẹ đang cho con bú.

    Tương tác thuốc

    Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ. Nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không nên dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

    Những thuốc làm giảm độ acid của dịch vị có thể làm giảm sinh khả dụng của Zinnat so với sinh khả dụng khi đói và có chiều hướng làm mất tác dụng hấp thu tăng cường sau bữa ăn.

    Tương tự như nhiều kháng sinh khác, Zinnat có thể ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến giảm hấp thu oestrogen, và làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai khi dùng đường uống.

    Vì kết quả âm tính giả có thể xảy ra khi dùng xét nghiệm ferricyanid, nên sử dụng phương pháp glucose oxidase hay hexokinase để xác định nồng độ glucose huyết/ huyết tương ở những bệnh nhân đang dùng Zinnat. Kháng sinh này không ảnh hưởng đến xét nghiệm định lường creatinin bằng phương pháp alkalin picrat.

    Bảo quản

    Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 300C và tránh ánh sáng.

    Để xa tầm tay trẻ em.