Thuốc trị cảm cúm, giảm đau, hạ sốt, chống viêm Skdol 500mg hộp 10 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Khác   |   Tình trạng: Còn hàng
SKU: Đang cập nhật
Liên hệ
NHÀ THUỐC 3P PHARMACY
  • Miễn phí Ship đơn hàng Thương Hiệu MPH > 300.000đ
    Miễn phí Ship đơn hàng Thương Hiệu MPH > 300.000đ
  • 111% bồi hoàn nếu phát hiện hàng giả hoặc kém chất lượng
    111% bồi hoàn nếu phát hiện hàng giả hoặc kém chất lượng
  • 100% sản phẩm chính hãng
    100% sản phẩm chính hãng
  • Giảm tiền khi thanh toán online
    Giảm tiền khi thanh toán online

Mô tả sản phẩm

Thông tin sản phẩm

1. Tác dụng của thuốc Skdol cảm cúm

  • Paracetamol: Có tác dụng làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt do cảm cúm nhưng không làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc có tác động lên vùng dưới đồi giúp hạ nhiệt, tỏa nhiệt do tăng lưu lượng máu ngoại biên và giãn mạch.
  • Loratadin: Có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi, viêm kết mạc dị ứng do histamin được giải phóng. Ngoài ra, chất này trong thuốc còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay.
  • Dextromethorphan hydrobromid: Có thể tác dụng lên trung tâm ho ở hành não giúp giảm ho cho người bệnh. Được dùng để giảm ho do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh hoặc bị kích thích bởi các chất khác. Tuy nhiên thuốc này không có tác dụng long đờm

2. Thuốc Skdol cảm cúm 500mg dùng để làm gì?

Skdol cảm cúm thường dùng để điều trị các triệu chứng đau, sốt từ nhẹ đến vừa.

  • Giảm đau trong các trường hợp đau đầu, đau răng, đau bụng kinh.
  • Có hiệu quả trong giảm đau ở cường độ thấp, không phải có nguồn gốc từ nội tạng.
  • Thuốc không có tác dụng trong điều trị thấp khớp.
  • Dùng để giảm thân nhiệt cho ở những người bị sốt.

3. Liều lượng và cách dùng

Cách sử dụng thuốc Skdol cảm cúm 500mg:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên. Ngày uống 2 lần.
  • Trẻ em 6 – 12 tuổi: Mỗi làn uống ½ viên. Ngày uống 2 lần.
  • Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
  • Các bệnh nhân suy gan nặng hoặc thiểu năng thận vì có hệ số thanh hải thận của Loratadine có thể giảm nên chỉ dùng 1 liều thấp ban đàu (ví dục 1 viên mỗi ngày) hoặc 1 ngày nghỉ, một ngày uống (với liều sang 1 viên, chiều 1 viên) hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

4. Chống chỉ định

Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh nhân mẫn cảm hoặc dị ứng với Loratadine hoặc bất cứ thành phần nào của công thức.

Không dùng thuốc trong các trường hợp: ho ở người hen, suy chức năng hô hấp, bệnh gloocoom (tăng nhãn áp), phì đại tiền liệt tuyến, nghẽn cổ bang quang (do có nguy cơ bí tiểu), bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế monoaminooxidase (do có nguy cơ sốt cao, tăng hưng phấn, trụy), trường hợp bệnh tim mạch nặng, thiểu năng gan hoặc thiểu năng gan hoặc thiểu năng thận.

5. Thận trọng

Không dùng thuốc khác có chứa Acetaminophen (Paracetamon) hoặc Loratadine khi uống Skdol 500mg bởi vì sự tăng lieefucos thể gây ngộ độc do quá liều.

Không dùng thuốc này quá 7 ngày hoặc trong các trường hợp sau: bị sốt quá 3 ngày hoặc ho kéo dài trên 1 tuần hoặc khi uống thuốc mà thấy không giảm các triều chứng trên thì phải đi khám bệnh.

6. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thai nghén: Tính an toàn của Acetaminophen, Loratadine, Dextromethorphan chưa được xác lập. Liều cao trong thời gian dài có thể dẫn đến sự lệ thuộc Dextromethorphan và những rối loạn liên quan đến hơi thở của trẻ. Phụ nữ có thai không dùng thuốc này nếu không có sự quyết định của thầy thuốc và nếu không thật cần thiết.

Nuôi con bú bằng sữa mẹ: Tính an toàn của Loratadine chưa được xác lập Rhumenadol Blue 500 phân phối vào sữa mẹ như mọi thuốc khác. Có tăng nguy cơ của chất kháng histamine đối với trẻ sơ sinh và sinh non, nên bà mẹ có quyết định là ngừng cho con bú hoặc không dùng thuốc, sau khi cân nhắc kỹ hoặc tham vấn của thầy thuốc.

7. Tương tác thuốc

Không dùng cùng với các thuốc kháng đông, thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc kháng tiết choline; cholestyramin

8. Thành phần thuốc cảm cúm Skdol

  • Acetaminophen …………500mg
  • Loratadin ……………… 5mg
  • Dextromethorphan …… 15mg
  • Tá dược: Tinh bột bắp, Lactose, Avicel, PVP, màu Tartrazin, DST, Aerosil, Magnesi stearat, Hydroxypropyl methylcellulose, polyethylen glycol 6000. Titan dioxyd, Tacl, Màu (Erythrosin, Ponceau 4R).

9. Dược lý

9.1 Dược lực

Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid.

Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.

Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

9.2 Dược động học

Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị.

Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.

Chuyển hoá: Paracetamol chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan tạo N - acetyl benzoquinonimin là chất trung gian , chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính.

Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dạng đã chuyển hoá, độ thanh thải là 19,3 l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.

Khi dùng paracetamol liều cao (>10 g/ngày), sẽ tạo ra nhiều N - acetyl benzoquinonomin làm cạn kiệt glutathion gan, khi đó N - acetyl benzoquinonimin sẽ phản ứng với nhóm sulfydrid của protein gan gây tổn thương gan, hoại tử gan, có thể gây chết người nếu không cấp cứu kịp thời.

10. Quá liều

10.1 Triệu chứng

Trường hợp quá liều có thể biểu hiện ở bệnh nhân buồn nôn, nôn, đau bụng, đau dạ dày, chóng mặt, khó thở, nhức đầu, mạch nhanh. Các dấu hiệu ngoại tháp và hồi hộp, đánh trống ngực xảy ra ở trẻ em.

10.2 Điều trị

Chỉ định các biện pháp yểm trợ tổng quát và điều trị thích hợp, theo đó kiểm tra theo dõi lâm sàng.

Gây nôn bằng lpeca syrup và them 240-360ml nước sạch.

Chỉ định than hoạt tính trong nước để hấp thu chất còn trong dạ dày. Nếu gây nôn không kết quả hoặc bị chống chỉ định (ở bệnh nhân rối loạn ý thức) thì phải rửa dạ dày với dung dịch nước muối sinh lý Normal Saline (ở trẻ em) hoặc với nước sạch (ở người lớn). Chỉ định kịp thời chất giải độc n-acetylcystein để ngăn ngừa độc tính của Acetaminophen trên gan, và theo dõi định kỳ hàm lượng Acetaminophen

Huyết tương đúng cách.

Có thể dùng thuốc tẩy muối để làm loãng và bài tiết nhanh chất thuốc còn trong ruột.

Thẩm tích huyết tương và thẩm tích phúc mạc đều không có kết quả đáng kể.