Thành phần:
Cefprozil (dưới dạng Cefprozil monohydrat) 250mg/5ml
Chỉ định:
Điều trị nhiễm trùng nhẹ tới trung bình do các chủng vi khuẩn gây ra như liệt kê dưới đây:
Đường hô hấp trên:
- Viêm họng, viêm amidan do St. pyogenes
- Viêm tai giữa do St. pneumoniae, H. influenza (bao gồm cả chủng sinh ra beta-lactamase), và Moraxella (Branhamella) catarrhalis (bao gồm chủng sinh beta-lactamase).
- Viêm xoang cấp do: St. pneumoniae, H. influenzae (bao gồm cả chủng sinh ra beta-lactamase), và Moraxella (branhamella) catarrhalis (bao gồm chủng sinh -lactamase).
Đường hô hấp dưới:
Nhiễm trùng thứ cấp trong trường hợp bị viêm phế quản cấp hoặc đợt cấp của viêm phế quản mãn do St. pneumoniae, H. influenza (bao gồm cả chủng sinh ra beta-lactamase), và Moraxella (branhamella) catarrhalis (bao gồm chủng sinh beta-lactamase).
Da và cấu trúc:
Nhiễm trùng da và cấu trúc không biến chứng do St. aureus (bao gồm chủng sinh penicillinase) và St. pyogenes. Cần tiến hành phẫu thuật với những trường hợp bị áp xe.
Liều lượng - Cách dùng
*Người lớn:
-Viêm phế quản: 500mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày. Viêm bàng quang: 500mg mỗi 24 giờ trong 3-7 ngày.
-Viêm tai giữa: 500mg mỗi 24 giờ trong 5-10 ngày.
-Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, không phải nhập viện điều trị: 500mg mỗi 12 giờ trong 7-21 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm phổi.
-Viêm bể thận không biến chứng: 500mg mỗi 12-24 giờ trong 14 ngày.
-Viêm xoang: 250 - 500mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày. Nhiễm trùng da và cấu trúc dưới da: 250 - 500mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày hoặc 500mg mỗi 24 giờ trong 10 ngày.
- Viêm amiđan/ Viêm họng:500mg mỗi 24 giờ trong 10 ngày. Nhiễm trùng đường hô hấp trên: 500mg mỗi 12-24 giờ trong 10-14 ngày.
*Trẻ em:
- Viêm tai giữa: 6 tháng đến 12 tuổi: 15mg/ kg uống mỗi 12 giờ trong 10 ngày, không vượt quá 1g/ ngày. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên: liều dành cho người lớn.
- Viêm xoang:
2-12 tuổi: 7,5-15mg/ kg uống mỗi 12 giờ trong 10 ngày, không vượt quá 1g/ ngày. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên: liều dành cho người lớn.
- Nhiễm trùng da và cấu trúc dưới da:2-12 tuổi: 20mg/ kg uống mỗi 24 giờ trong 10 ngày, không vượt quá 1g / ngày.Trẻ em từ 13 tuổi trở lên: liều dành cho người lớn.
- Viêm amiđan/ viêm họng: 2-12 tuổi: 7,5mg/ kg uống mỗi 12 giờ trong 10 ngày; không vượt quá 1g/ ngày. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên: liều dành cho người lớn.
Chống chỉ định:
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc
Dị ứng kháng sinh với nhóm cephalosporin
Tương tác thuốc:
Độc tính trên thận được báo cáo khi dùng đồng thời kháng sinh aminoglycosid với cephalosporin.
Probenecid làm tăng gấp đôi AUC của cefprozil khi dùng đồng thời
Sinh khả dụng của cefprozil không bị ảnh hưởng khi uống sau thuốc antacid 5 phút.
Kháng sinh cephalosporin gây ra hiện tượng dương tính giả trong thử nghiệm đường trong nước tiểu bằng thuốc thử Fehling hoặc Benedict nhưng ảnh hưởng tới kết quả phép thử dùng enzym như dùng Clinistix. Phản ứng âm tính giả có thể xảy ra với thử nghiệm ferricyanide để kiểm tra đường trong máu. Cefprozil không làm ảnh hưởng tới định lượng creatinin trong máu hoặc nước tiểu bằng phương pháp picrat kiềm.
Tác dụng phụ:
Các phản ứng phụ của cefprozil cũng tương tự như với các kháng sinh cephalosporin đường uống khác. Cefprozil nói chung dung nạp trong các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát. Khoảng 2% bệnh nhân phải ngưng điều trị bằng cefprozil do có tác dụng phụ.
Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng cefprozil bao gồm:
Đường tiêu hoá: Tiêu chảy (2,9%), buồn nôn (3,5%), nôn (1%) và đau bụng (1%)
Gan – mật: Tăng AST (2%), ALT (2%), photphatase kiềm (0,2%) và bilirubin (<0,1%). Một số ít trường hợp bị vàng da.
Quá mẫn: Ban (0,9%), mề đay (0,1%). Các phản ứng này thường được xảy ra ở trẻ em hơn. Các triệu chứng xuất hiện sau vài ngày dùng thuốc và giảm ngay sau khi dừng thuốc.
Thần kinh: Chóng mặt (1%); Tăng động, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ và lẫn ít ghi nhận (<1%). Tất cả đều tự khỏi.
Máu: Giảm bạch cầu (0.2%), bạch cầu ưa eosin (2,3%)
Thận: Tăng BUN (0,1%), creatinin huyết tương (0,1%)
Khác: Phát ban và bội nhiễm (1,5%), ngứa bộ phận sinh dục và viêm âm đạo (1,6%)
Một số tác dụng phụ khác hiếm gặp được ghi nhận sau khi thuốc lưu hành trên thị trường bao gồm: shock phản vệ, phù mạch, viêm ruột kết (bao gồm cả viê ruột kết màng giả), ban đỏ đa dạng, sốt, phản ứng tương tự bệnh huyết thanh, hội chứng Stevens – Johnson, và giảm tiểu cầu.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc
Quá liều và xử trí:
Liều đơn 5000 mg/ kg đường uống ở chuột cống hoặc chuột nhắt không gây chết hoặc dấu hiệu ngộ độc.
Liều đơn 3000 mg/ kg gây ra tiêu chảy và giảm ăn ở khỉ nhưng không gây chết
Cefprozil thải trừ chủ yếu qua thận. Một số trường hợp ngộ độc nặng, nhất là những bệnh nhân bị thận, có thể sử dụng biện pháp lọc máu để loại cefprozil ra khỏi cơ thể.
Chú ý đề phòng:
Cần kiểm tra xem bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với cefprozil, celphalosporin, penicillins hay các thuốc khác hay không trước khi chỉ định điều trị bằng cefprozil. Cần thận trọng khi điều trị bằng cefprozil cho bệnh nhân bị dị ứng với penicillin do có thể bị dị ứng chéo. Phải ngưng thuốc ngay nếu bệnh nhân bị dị ứng với thuốc. Trong trường hợp nặng, có thể phải chỉ định dùng epinephrine kết hợp với các điều trị khác
Viêm ruột kết màng giả đã được báo cáo với hầu hết các kháng sinh bao gồm cả cefprozil nên cần lưu ý đến chẩn đoán này ở những bệnh nhân bị tiêu chảy do kháng sinh.
Việc điều trị bằng kháng sinh làm thay đổi hệ vi sinh vật ở đường ruột và có thể làm tăng sinh clostridia.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng độc tính do C. difficile sinh ra là một nguyên nhân chính gây viêm đại tràng do kháng sinh.
Bệnh nhân cần được điều trị thích hợp nếu chẩn đoán bị viêm ruột kết màng giả. Trường hợp nhẹ chỉ cần dùng thuốc, bệnh có thể hết.
Với những bệnh nhân bị hoặc nghi ngờ bị suy chức năng thận, cần phải được theo dõi lâm sàng và được tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng trước và sau khi điều trị. Giảm tổng liều dùng hàng ngày của Cefprozil với những trường hợp này. Cần thận trọng khi chỉ định cephalosporins bao gồm cả cefprozil, cho bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu do ảnh hưởng tới chức năng thận.
Cẩn thận trong khi chỉ định cefprozil cho bệnh nhân có tiểu sử bị bệnh đường ruột, đặc biệt là viêm đại tràng.
Phản ứng dương tính với thử nghiệm Coombs’ trực tiếp đã được báo cáo khi dùng kháng sinh cephalosporin.
Phụ nữ có thai và cho con bú:
Các thử nghiệm độc tính trên bào thai ở chuột, thỏ cùng cefprozil đường uống với liều lượng bằng 0,8; 0,85 và 18,5 lần liều tối đa ở người không ghi nhận nguy hại tới bào thai. Tuy vậy, do chưa có bằng chứng trên người nên việc dùng thuốc cho phụ nữ khi mang thai chỉ khi thật sự cần thiết.
Một lượng nhỏ thuốc (dưới 0,3% liều dung) đã được tìm thấy trong sữa mẹ khi người mẹ uống thuốc với liều đơn 1gram. Nồng độ thuốc trung bình trong 24 giờ từ 0,25 tới 3,3g/mL. Cần thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai vì ảnh hưởng của thuốc với trẻ sơ sinh chưa biết.
Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Bệnh nhân có thể bị chóng mặt khi dùng thuốc. Do vậy, cần cảnh báo cho bệnh nhân về tác dụng phụ này nếu họ lái xe hay vận hành máy khi điều trị bằng cefprozil.
Thông tin thành phần Cefprozil
Dược lực:
Đặc tính dược lực học: Kháng sinh nhóm Cephalosporin bán tổng hợp
Dược động học :
Đặc tính dược động học:
Sau khi uống lúc no hoặc đói, Brodicef đều hấp thu tốt. Sinh khả dụng (tuyệt đối) của Brodicef khi uống là 90%. Các thông số dược động học của thuốc không bị ảnh hưởng khi dùng thuốc lúc no hoặc dùng đồng thời với các thuốc kháng acid. Nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khi dùng Cefprozil cho bệnh nhân lúc đói được trình bày trong bảng dưới đây. Khoảng 65% liều dùng được bài tiết không đổi trong nước tiểu.
Liều lượng/Nồng độ đỉnh trung bình /Cefprozil trong huyết tương (mcg/ml) /Bài tiết qua nước tiểu trong 8 giờ /Mức đỉnh 90 phút /4 giờ/8 giờ
250 mg 6,1 1,7 0,2 60%
500 mg 10,5 3,2 0,4 62%
1000 mg 18,3 8,4 1,0 54%
Trong khoảng 4 giờ đầu sau khi dùng thuốc, nồng độ trung bình trong nước tiểu sau khi dùng liều 250 mg, 500 mg và 1000 mg lần lượt khoảng 700mcg/ml, 1000mcg/ml, 2900 mcg/ml.
Sự gắn kết với protein huyết tương khoảng 36% và không phụ thuộc nồng độ thuốc trong khoảng từ 2mcg/ml đến 20 mcg/ml . Nửa đời phân hủy trung bình trong huyết tương ở người bình thường là 1,3 giờ.
Không có bằng chứng về sự tích lũy Brodicef trong huyết tương ở những người có chức năng thận bình thường sau khi uống nhiều liều 1 g mỗi 8 giờ trong 10 ngày.
Ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận, nửa đời phân hủy trong huyết tương kéo dài liên quan đến mức độ rối loạn chức năng thận. Ở bệnh nhân hoàn toàn mất chức năng thận, nửa đời phân hủy trong huyết tương của Brodicef kéo dài đến 5,9 giờ. Trong khi thẩm tách máu, nửa đời phân hủy bị rút ngắn còn 2,1 giờ.
Diện tích dưới đường cong (AUC) trung bình ở bệnh nhân cao tuổi (>= 65 tuổi) cao hơn ở người trẻ tuổi khoảng 35 – 60% và AUC trung bình ở nữ giới cao hơn nam giới khoảng 15 – 20%. Về mặt dược động học của Brodicef, sự khác biệt về tuổi tác và giới tính không có ý nghĩa tương quan đến việc điều chỉnh liều.
Ở bệnh nhân suy chức năng gan, không nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các thông số dược động học so với các đối tượng kiểm soát bình thường.
Sau khi dùng một liều đơn 7,5 mg/kg hoặc 20 mg/kg cho bệnh nhân vừa cắt amidan, nồng độ thuốc trong mô amidan 1 – 4 giờ sau khi dùng nằm trong khoảng 0,4 – 4 mcg/g. Nồng độ này cao hơn nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ít nhất gấp 25 lần đối với S.pyogenes.
Tác dụng :
Vi khuẩn học:
In vitro, Cefprozil là kháng sinh phổ rộng có tác dụng với vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Tác dụng diệt khuẩn của Cefprozil do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. In vitro, thuốc có tác dụng với hầu hết các chủng vi khuẩn sau:
* Vi khuẩn Gram dương hiếu khí:
Staphylococcus aureus (bao gồm cả chủng sinh beta – lactamase)
Streptococcus pyogenes
Streptococcus pneumoniae
* Vi khuẩn Gram âm hiếu khí:
Moraxella (Branhamella) catarrhalis, Haemophylus influenzae (bao gồm các chủng sinh beta – lactamase)
Các kết quả trên in vitro sau có sẵn; tuy nhiên, tác dụng trên lâm sàng chưa được biết rõ. Cefprozil ức chế trên in vitro với nồng độ ức chế tối thiểu (MICs) < 8mcg/mL với hầu hết (trên 90%) các chủng vi khuẩn sau; tuy vậy, an toàn và hiệu quả điều trị trên lâm sàng chưa được thiết lập bằng các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát.
* Vi khuẩn hiếu khi Gram dương:
Enterococcus durans; Enterococcus faecalis; Listeria monocytogenes; Staphylococcus epidermidis; Staphylococcus saprophyticus; Staphylococcus warrneri; Streptococcus agalactiae; Streptococci (Groups C,D,,F và G); Streptococus viridans
* Vi khuẩn hiếu khí Gram âm:
Citrobacter diversus; Escherichia coli; Klebsiella pneumoniae; Neisseria gonorrhoeae (bao gồm cả những chủng sinh beta – lactamase); Proteus mirabilis; Salmonella spp.; Shigella spp.; Vibrio spp.
* Vi khuẩn kỵ khí:
Prevotella (Becteroides) melaninogenicus; Clostridium difficile; Clostridium perfringén; Fusobacterium spp.; Peptostreptococcus spp.; Propionibacterium acnes
Đề kháng kháng sinh: Các chủng vi khuẩn sau đề kháng với cefprozil:
– Staphylococci kháng methicillin
– Enterococcus faecium
– Hầu hết các chủng Acinetobacter, Enterobacter, Morganella morganii, Proteus vulgaris, Providencia, Pseudomonas, và Serratia
– Hầu hết các chủng Bacteroides fragilis
Chỉ định :Điều trị nhiễm trùng nhẹ tới trung bình do các chủng vi khuẩn gây ra như liệt kê dưới đây:
Đường hô hấp trên:
- Viêm họng, viêm amidan do St. pyogenes
- Viêm tai giữa do St. pneumoniae, H. influenza (bao gồm cả chủng sinh ra beta-lactamase), và Moraxella (Branhamella) catarrhalis (bao gồm chủng sinh beta-lactamase).
- Viêm xoang cấp do: St. pneumoniae, H. influenzae (bao gồm cả chủng sinh ra beta-lactamase), và Moraxella (branhamella) catarrhalis (bao gồm chủng sinh -lactamase).
Đường hô hấp dưới:
Nhiễm trùng thứ cấp trong trường hợp bị viêm phế quản cấp hoặc đợt cấp của viêm phế quản mạn do St. pneumoniae, H. influenza (bao gồm cả chủng sinh ra beta-lactamase), và Moraxella (branhamella) catarrhalis (bao gồm chủng sinh beta-lactamase).
Da và cấu trúc: Nhiễm trùng da và cấu trúc không biến chứng do St. aureus (bao gồm chủng sinh penicillinase) và St. pyogenes. Cần tiến hành phẫu thuật với những trường hợp bị áp xe.
Liều lượng - cách dùng:
-Viêm phế quản: uống 500 mg sau mỗi 12 giờ trong vòng 10 ngày
-Viêm bàng quang: uống 500 mg sau mỗi 24 giờ trong vòng 3 đến 7 ngày
-Viêm tai giữa: uống 500 mg sau mỗi 24 giờ trong vòng 5 đến 10 ngày
-Viêm phổi: uống 500 mg sau mỗi 12 giờ trong vòng 7 đến 21 ngày
-Nhiễm trùng thận không biến chứng: uống 500 sau mỗi 12 đến 24 giờ
-Viêm xoang: uống 250 đến 500 mg sau mỗi 12 giờ trong vòng 10 ngày
-Viêm họng: uống 500 mg sau mỗi 24 giờ trong vòng 10 ngày
Tác dụng phụ
Đường tiêu hoá: Tiêu chảy (2,9%), buồn nôn (3,5%), nôn (1%) và đau bụng (1%)
Gan – mật: Tăng AST (2%), ALT (2%), photphatase kiềm (0,2%) và bilirubin (<0,1%). Một số ít trường hợp bị vàng da.
Quá mẫn: Ban (0,9%), mề đay (0,1%). Các phản ứng này thường được xảy ra ở trẻ em hơn. Các triệu chứng xuất hiện sau vài ngày dùng thuốc và giảm ngay sau khi dừng thuốc.
Thần kinh: Chóng mặt (1%); Tăng động, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ và lẫn ít ghi nhận (<1%). Tất cả đều tự khỏi.
Máu: Giảm bạch cầu (0.2%), bạch cầu ưa eosin (2,3%)
Thận: Tăng BUN (0,1%), creatinin huyết tương (0,1%)
Khác: Phát ban và bội nhiễm (1,5%), ngứa bộ phận sinh dục và viêm âm đạo (1,6%)
Một số tác dụng phụ khác hiếm gặp được ghi nhận sau khi thuốc lưu hành trên thị trường bao gồm: shock phản vệ, phù mạch, viêm ruột kết (bao gồm cả viê ruột kết màng giả), ban đỏ đa dạng, sốt, phản ứng tương tự bệnh huyết thanh, hội chứng Stevens – Johnson, và giảm tiểu cầu.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốcLưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ