Thành phần
Thành phần
Hàm lượng
Acetaminophen
500mg
Công Dụng
Chỉ định
Thuốc Paracetamol 500 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Giảm đau trong các trường hợp đau nhẹ và vừa: Đau đầu, đau khớp, đau do chấn thương, đau lưng, đau bụng kinh, đau răng, nhổ răng,...
- Hạ sốt ở người bị sốt do cảm cúm, viêm nhiễm.
Dược lực học
Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
Dược động học
Chưa có thông tin.
Liều Dùng Của Paracetamol 500 Mkp 20X10
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống.
Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
Uống 1 - 2 viên/lần, ngày 3 lần. Không quá 6 viên/ngày.
Trẻ em trên 6 - 12 tuổi:
Uống 1/2 - 1 viên/lần, ngày 2 - 4 lần. Không quá 4 viên/ngày.
Hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 4 giờ.
Không được tự ý sử dụng paracetamol để điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có sự theo dõi của bác sĩ.
Không được tự ý sử dụng paracetamol để điều trị sốt cao (trên 39,5°C), sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc sốt tái phát trừ khi có sự theo dõi của bác sĩ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Quá liều
Quá liều paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ: 7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong. Biểu hiện của quá liều paracetamol: Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 - 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc.
Cách xử trí
Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất là trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Liệu pháp giải độc chính là dùng những hoạt chất sulfhydryl, tác động một phần có thể do bổ sung dự trữ glutathion ở gan.
Ngoài ra có thể dùng methionin, than hoạt và/hoặc chất tẩy muối.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên uống một liều thuốc, người bệnh uống ngay khi nhớ. Tuy nhiên, nếu gần thời gian uống liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên. Không uống gấp đôi liều để bù liều đã quên.
Tác Dụng Phụ Của Paracetamol 500 Mkp 20X10
Khi sử dụng thuốc Paracetamol 500 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Ít gặp
Hiếm gặp
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Da: Ban.
Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn.
Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Da: Hội chứng Steven - Jonhson, hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính.
Lưu ý Của Paracetamol 500 Mkp 20X10
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Paracetamol 500 mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc (Tá dược: Talc, gelatin, pregelatinized starch, magnesi stearat, natri starch glycolat, tinh bột biến tính).
Bệnh nhân thiếu men glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD).
Thận trọng khi sử dụng
Paracetamol có thể gây các phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven -Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Người bệnh cần phải ngừng dùng paracetamol và đi bác sỹ khám ngay khi thấy phát ban hoặc các biểu hiện khác ở da hoặc các phản ứng mẫn cảm trong khi điều trị. Người bệnh có tiền sử có các phản ứng như vậy không nên dùng các chế phẩm có chứa paracetamol.
Thận trọng khi sử dụng paracetamol cho người suy gan, suy thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng mạn tính hoặc bị mất nước. Tránh dùng liều cao, dùng kéo dài cho người suy gan.
Thận trọng khi sử dụng paracetamol cho người bệnh có thiếu máu từ trước.
Tránh uống rượu khi dùng thuốc.
Thuốc có chứa paracetamol, không được dùng cùng lúc với bất kỳ thuốc nào khác có chứa paracetamol.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa thấy thuốc có ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy.
Thời kỳ mang thai
Chỉ dùng paracetamol khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú
Không thấy có tác dụng không mong muốn trên trẻ bú mẹ khi người mẹ dùng paracetamol.
Tương tác thuốc
Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.
Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.
Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.
Dùng đồng thời isoniazid với paracetamol có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật; Tuy vậy, người bệnh phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
Probenecid có thể làm giảm đào thải paracetamol và làm tăng nửa đời trong huyết tương của paracetamol.
Bảo quản
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C. Để xa tầm tay của trẻ em.