Long huyết P/H 2*12

Thương hiệu: VN   |   Tình trạng: Còn hàng
SKU: Đang cập nhật
45,000₫
NHÀ THUỐC 3P PHARMACY
  • Miễn phí Ship đơn dược MPH > 300.000đ
    Miễn phí Ship đơn dược MPH > 300.000đ
  • 111% bồi hoàn nếu phát hiện hàng giả hoặc kém chất lượng
    111% bồi hoàn nếu phát hiện hàng giả hoặc kém chất lượng
  • 100% sản phẩm chính hãng
    100% sản phẩm chính hãng
  • Giảm tiền khi thanh toán online
    Giảm tiền khi thanh toán online

Mô tả sản phẩm

Long huyết P/H là thảo dược, kế thừa tinh hoa phương thuốc bí truyền của các võ sư trong đặc trị chấn thương. Thuộc nhóm thuốc tan máu bầm nhanh hiện nay.

Long huyết P/H có tác dụng giảm sưng đau; xóa tan vết bầm tím, bong gân; nhanh lành các vết thương do dao kiếm, va đập, bị đòn, té ngã, tai nạn lao động, giao thông, chơi thể thao; làm vết thương hở ngoài da mau khô, chống viêm, chống phù nề, nhanh lên da non, liền sẹo…

Ngoài ra, Long huyết P/H cũng được các chuyên gia y tế khuyên dùng trong các trường hợp sau phẫu thuật chấn thương, phẫu thuật thẩm mỹ, phun xăm thẩm mỹ (xăm môi, phun mày, nâng mũi, nâng ngực,…) để giảm sưng đau, tan bầm tím, giảm phù nề, chống viêm, ngừa nhiễm khuẩn, mau lành vết thương, không để lại sẹo, nhanh vào khuôn.

Được các chuyên gia đánh giá là cách trị bầm tím, thuốc chữa lành vết thương hàng đ.ầu hiện nay.

 

 

Long huyết ph là thuốc đặc trị vết thương, bầm tím, sưng đau

Long huyết PH là thuốc thảo dược đặc trị vết thương, bầm tím, sưng đau

2. Long huyết P/H gồm những thành phần nào?

2.1. Thành phần

– Cao khô cây huyết giác tinh chế…..280mg

– Tá dược vừa đủ

Hộp 2 vỉ gồm 24 viên nang cứng

2.2. Nguồn gốc thành phần trong Long huyết P/H

Long huyết P/H được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP của Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng – thương hiệu thuốc đông dược hàng đầu tại Việt Nam với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Thuốc ho P/H; Bổ tì P/H; Đại tràng Hoàn P/H; Hoạt huyết thông mạch P/H,… 

Thành phần chính trong thuốc thảo dược Long huyết P/H lấy từ vỏ thân hóa gỗ màu đỏ của cây huyết giác (tên khoa học là Dracaenae Cambodianae) già cỗi, sống hàng trăm năm trên các núi đá.

Tại nhà máy, cao khô cây huyết giác được chuẩn hóa nguyên liệu ngay từ đầu vào, đảm bảo đầy đủ chỉ tiêu sinh lý hóa. Trải qua quy trình nghiêm ngặt trong sản xuất với công thức tối ưu, thành phẩm Long huyết P/H được tạo ra; sau đó được dược sĩ chuyên môn kiểm nghiệm, đánh giá hàm lượng hoạt chất, tạp chất, hiệu quả tác dụng… Khi đảm bảo tất cả các chỉ số chất lượng, thuốc Long huyết P/H mới được phân phối qua các nhà thuốc toàn quốc rồi đến tay người tiêu dùng.

3. Tác dụng của Long huyết P/H

Long huyết P/H là thuốc điều trị bầm tím kế thừa bài thuốc bí truyền của các võ sư, kết hợp công thức và quy trình bào chế hiện đại, có tác dụng:

+ Mau lành vết thương, giảm bầm tím, phù nề, chống viêm. Giúp vết thương hở, vết loét do nằm lâu nhanh lên da non, tránh để lại sẹo.

+ Tan huyết ứ, giảm đau.

4. Đối tượng nên sử dụng Long huyết P/H

Những đối tượng sau nên sử dụng Long huyết P/H:

– Người bị sưng đau, bầm tím, phù nề

– Người bị chấn thương do va đập, té ngã, bị đòn, tai nạn lao động, giao thông, luyện tập thể thao.

– Người có vết thương hở, vết loét, vết loét do nằm lâu, liệt, ít vận động.

– Người sau phẫu thuật chấn thương.

– Người sau phẫu thuật thẩm mỹ: xăm môi, phun chân mày, cắt mí, nâng mũi, nâng ngực, hút mỡ, phẫu thuật toàn thân…

5. Cách dùng Long huyết P/H

5.1. Uống Long huyết P/H như thế nào?

Sử dụng Long huyết PH sau khi bị vết bầm tím, chấn thương, phẫu thuật, phẫu thuật thẩm mỹ. Uống sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ:

– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 3 lần, mỗi lần 4 viên

– Trẻ em dưới 12 tuổi: ½ liều của người lớn

5.2. Nên uống Long huyết P/H trong bao lâu?

Các chuyên gia y tế khuyên nên dùng tối thiểu từ 3-5 hộp cho một đợt sử dụng và có thể lặp lại nhiều lần trong năm.

*Lưu ý: Thuốc tan máu bầm nhanh Long huyết P/H không sử dụng đường hóa học (đường không sinh năng lượng), có thể dùng cho các đối tượng ăn kiêng.

6. Uống thuốc làm tan nhanh máu bầm Long huyết P/H có tốt không? Long huyết P/H có hiệu quả không?

6.1 Tác dụng cây Huyết giác trong y học cổ truyền

Theo Bách khoa y học: Huyết giác có vị đắng chát, tính bình. Quy kinh can, thận. Công năng: Hoạt huyết chỉ thống, tán ứ sinh tân. Chủ trị:

– Dùng uống: Chấn thương, máu tụ, sưng đau. Sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh

– Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-12g, phối ngũ trong các bài thuốc hoặc ngâm rượu xoa bóp hoặc uống.

6.2 Nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của Long huyết P/H

– Tác dụng chống đông máu:

Dịch chiết từ nước cây huyết giác có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa sự hình thành của các khối huyết. Theo thí nghiệm trên ống kính, chúng có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Vì thế, dịch chiết huyết giác có tác dụng chống đông máu hiệu quả.

– Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả:

Rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra, dịch chiết từ huyết giác có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcusaureus và nấm Candida Albicans cực kì hiệu quả.

Nghiên cứu về hoạt chất Dracagenin B trong huyết giác của PGS.TS Trần Thị Hương được cấp bằng sáng chế vào tháng 9 năm 2011 là hợp chất có hoạt tính mạnh kháng trực khuẩn mủ xanh, kháng tụ cầu vàng và kháng nấm sợi.

– Tác dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh:

Trong thành phần của cao khô huyết giác rất giàu hợp chất như Phenoic, Flavonoid, Steroid saponin,… vì vậy, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, ngăn gốc tự do, tăng cường miễn dịch,…

– Tác dụng giãn mạch, giảm đau:

Theo báo cáo trong nghiên cứu của dược sĩ Đặng Thị Mai An (Bộ môn Thực vật, Đại học Dược Hà nội, 1961) về cao khô huyết giác: Sơ bộ nghiên cứu tác dụng giãn mạch trên tai thỏ thấy chất tan trong rượu với nồng độ 1/270 có tác dụng giãn mạch, giúp giảm đau.