Thành phần/Hàm lượng:
Cefixime:200mg
Chỉ định:
Điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn:
– Đường hô hấp trên và dưới: viêm xoang, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, …
– Đường tiết niệu và sinh dục: bệnh lậu, viêm bể thận, …
– Đường tiêu hóa: viêm túi mật, thương hàn.
– Da và mô mềm.
Dược lực học
Cefixime là một kháng sinh bán tổng hợp Cephalosporin thế hệ thứ 3 dùng bằng đường uống. Cơ chế tác động của Cefixime là do ức chế sự tổng hợp của màng tế bào vi khuẩn. Cefixime có phổ kháng khuẩn rộng, có hoạt tính phần lớn trên vi khuẩn gram âm và gram dương. Vi khuẩn gram dương: Streptococcus pneumonia, Streptococcus pyogenes. Vi khuẩn gram âm: Haemophilus influenzae (tiết hoặc không tiết beta– lactamase), Moraxella catarrhalis (đa số tiết beta– lactamase), Escherichia coli, Proteus mirabilis, Neisseria gonorrhoeae (tiết hoặc không tiết penicillinase).
Dược động học
Sau khi uống một liều đơn Cefixime, 30– 50% liều được hấp thu qua đường tiêu hóa, khoảng 20% liều uống được đào thải qua nước tiểu ở dạng không biến đổi trong vòng 24 giờ.
Liều lượng - Cách dùng
Thời gian điều trị thông thường 7– 14 ngày.
– Người lớn: liều thường dùng 200– 400mg/ngày, phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn, có thể uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần cách nhau 12 giờ.
– Trẻ em:
+ Trẻ em > 12 tuổi hoặc cân nặng > 50kg: có thể dùng theo liều của người lớn.
+ Trẻ em 6 tháng – 12 tuổi: 8mg/kg/ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần cách nhau 12 giờ
– Bệnh lậu không biến chứng: uống 1 liều duy nhất 400mg.
– Bệnh nhân bị suy thận:
Độ thanh thải Creatinin Liều
> 60 ml/ phút Không cần điều chỉnh liều
21 – 60 ml/ phút 300 mg/ngày
< 20 ml/ phút 200 mg/ngày
Do Cefixime không mất đi qua thẩm phân máu nên những người bệnh chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng không cần bổ sung liều Cefixime.
QUÁ LIỀU
Nếu trường hợp quá liều xảy ra, đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế có phương pháp xử lý.
Chống chỉ định:
– Mẫn cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin, Penicillin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Tương tác thuốc:
– Probenecid: làm tăng nồng độ đỉnh và AUC của Cefixime, giảm độ thanh thải của thận và thể tích phân bố của thuốc.
– Các thuốc chống đông máu: làm tăng thời gian prothrombin, có hoặc không kèm theo chảy máu.
– Carbamazepin: làm tăng nồng độ Carbamazepin trong huyết tương.
– Nifedipin: làm tăng sinh khả dụng của Cefixime.
Tác dụng phụ:
– Rối loạn tiêu hóa: thường gặp tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, ăn không ngon, viêm đại tràng giả mạc, ...
– Hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi.
– Quá mẫn: ban đỏ, mày đay, sốt do thuốc.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Chú ý đề phòng:
– Bệnh nhân bị suy thận, bao gồm cả những bệnh nhân đang lọc máu ngoài thận
– Bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa và viêm đại tràng.
THỜI KỲ MANG THAI– CHO CON BÚ:
– Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng Cefixime khi thật cần thiết.
– Thận trọng khi dùng cho phụ nữ cho con bú, tạm ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.
Thông tin thành phần Cefixime
Dược lực:
Cefixime là kháng sinh cephalosporin thế hệ III.
Dược động học :
- Hấp thu: Cefixime hấp thu tốt cả đường tiêu hoá và đường tiêm. Khi uống cefixim khoảng 40-50% được hấp thu qua hệ tiêu hóa, sự hấp thu tăng khi uống cùng thức ăn. Thuốc được hấp thu khá chậm. Sau khi tiêm 1 g thuốc đạt nồng độ trong huyết tương là 60-140 mcg/ml, phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể, xâm nhập tốt vào dịch não tuỷ, nhất là khi màng não bị viêm. Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ.
- Chuyển hoá: thuốc chuyển hoá qua gan.
- Thải trừ: Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận.
Tác dụng :
Thuốc có tác dụng tốt trên vi khuẩn gram âm, bền vững với betalactamse và đạt được nồng độ diệt khuẩn trong dịch não tuỷ. Tuy nhiêm trên vi khuẩn gram dương thì tác dụng kém penicillin và cephalosporin thế hệ I.
Thuốc tác dụng cả với P. aeruginosa.
Hiệu lực lâm sàng đã được chứng minh trên nhiều bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi những chủng gây bệnh phổ biến như: Streptococcus pyogennes; S. agalactiae, S.pneumoniae; E.coli; Proteus mirabilis; Klebsiella species; Haemophilus influenzae, H.Prarainfluenzae (kể cả những chủng tiết ra &beta-lactamase) Moraxella catarrhalis (kể cả những chủng tiết ra &beta-lactamase); Neisseria menigitidis; N.gonorrhoeae (kể cả những chủng tiết ra penicillinase)...
Chỉ định :Trong các nhiễm khuẩn sau đây gây ra bởi các chủng nhạy cảm với cefixime như Streptococcus sp. (ngoại trừ Enteroccus sp.), Streptococcus pneumoniae, Neisseria gonorrhoeae, Branhamella catarrhalis, Escherichia coli, Klebsiella sp., Serratia sp., Proteus sp. và Haemophilus influenzae:
- Viêm phế quản, giãn phế quản nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn thứ phát trong bệnh đường hô hấp mãn tính, viêm phổi.
- Viêm thận bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo do lậu.
- Viêm túi mật, viêm đường mật.
- Sốt hồng ban.
- Viêm tai giữa, viêm xoang.
Liều lượng - cách dùng:
- Dạng viên 50mg và 100mg: cho người lớn và trẻ em cân nặng ≥ 30kg, liều thường dùng hàng ngày được khuyến cáo là uống 50-100mg cefixime, 2lần/ngày.
Có thể điều chỉnh liều tùy theo tuổi tác, thể trọng và triệu chứng bệnh.
Trường hợp nhiễm khuẩn trầm trọng và dai dẳng, có thể tăng liều lên đến 200mg, 2lần/ngày.
- Dạng thuốc bột (hạt mịn): liều dùng thông thường hàng ngày ở trẻ là 1,5-3mg/kg cân nặng, uống 2lần/ngày.
Có thể điều chỉnh liều tùy theo triệu chứng của bệnh nhân.
Trường hợp nhiễm khuẩn trầm trọng và dai dẳng, có thể tăng liều lên đến 6mg/kg cân nặng, uống 2lần/ngày.
Chống chỉ định :
Bệnh nhân có tiền sử tăng mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với các kháng sinh có nhân cephem khác.
Tác dụng phụ
Sốc:
Nên thận trọng khi sử dụng vì các triệu chứng của sốc có thể xảy ra nhưng hiếm. Phải ngưng dùng thuốc ngay lập tức nếu xảy ra bất cứ các dấu hiệu nào có liên quan đến các triệu chứng như: cảm giác không được khỏe, khó chịu ở khoang miệng, thở khò khè, chóng mặt, giục đi đại tiện bất thường, ù tai hoặc đổ mồ hôi.
Phản ứng mẫn cảm:
Nếu xảy ra các dấu hiệu của phản ứng mẫn cảm như: chứng phát ban, mề đay, ban đỏ, ngứa hoặc sốt, phải ngưng sử dụng thuốc ngay và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.
Huyết học:
Giảm bạch cầu hạt hoặc tăng bạch cầu ái toan có thể xảy ra không thường xuyên. giảm tiểu cầu hiếm khi xảy ra. Ngưng sử dụng thuốc nếu thấy các dấu hiệu bất thường này. Ðã có báo cáo thiếu máu tán huyết xảy ra với các kháng sinh có nhân cephem khác.
Gan:
GOT, GPT hoặc alkaline phosphatase có thể tăng nhưng không thường xuyên.
Thận:
Khuyến cáo theo dõi định kỳ chức năng thận, vì thương tổn thận trầm trọng như suy thận cấp có thể xảy ra nhưng hiếm. Nếu thấy các bất thường này, phải ngưng dùng thuốc ngay và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.
Tiêu hóa:
Hiếm khi xảy ra viêm đại tràng trầm trọng như viêm đại tràng giả mạc, biểu hiện có máu trong phân. Ðau bụng hoặc tiêu chảy thường xuyên yêu cầu có biện pháp điều trị thích hợp bao gồm ngưng dùng thuốc ngay.
Hô hấp:
Hiếm khi xảy ra viêm phổi mô kẽ hoặc hội chứng PIE, biểu hiện bởi sốt, ho, khó thở, X quang phổi bất thường hoặc tăng bạch cầu ái toan. Nếu các triệu chứng này xảy ra, ngưng dùng thuốc ngay lập tức và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp như dùng các hormon vỏ thượng thận.
Thay đổi hệ vi sinh đường ruột:
Hiếm khi xảy ra viêm miệng hoặc nhiễm nấm candida.
Sự thiếu vitamin:
Thiếu vitamin K (như giảm prothrombine/máu hoặc dễ chảy máu) hoặc thiếu các vitamin nhóm B (như viêm lưỡi, viêm miệng, chán ăn hoặc viêm thần kinh) hiếm khi xảy ra.
Các tác dụng không mong muốn khác:
Nhức đầu hoặc choáng mặt có thể hiếm khi xảy ra.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ