Zidofat 4 là thuốc gì? Mua ở đâu?

3P PHARMACY
Th 5 04/04/2024

Zidofat 4 là thuốc gì? Mua ở đâu? 

Trong bài viết dưới đây, quý khách hàng hãy cùng Nhà thuốc 3P Pharmacy tìm hiểu về thuốc Zidofat, công dụng, liều dùng và cách sử dụng của chúng. 

1. Zidofat 4 là thuốc gì?

Thuốc Zidofat 4

Zidofat 4 là thuốc của Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Hà Nam, có tác dụng hiệu quả trong các trường hợp điều trị các bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, một số thể của viêm mạch, viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nốt, bệnh sarcoid, hen phế quản, viêm loét đại tràng mạn, và thiếu máu tan máu,... ngoài ra còn dùng điều trị hội chứng thận hư nguyên phát.

Thành phần

Methylprednisolone 4mg

Dạng bào chế

Zidofat 4 được bào chế dưới dạng viên nén 

2. Công dụng của thuốc Zidofat 4

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau: 

Sử dụng trong liệu pháp không đặc hiệu cần đến tác dụng chống viêm và giảm miễn dịch của glucocorticoid đối với:

  • Viêm khớp dạng thấp

  • Lupus ban đỏ hệ thống

  • Một số thể viêm mạch

  • Viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nốt

  • Bệnh sarcoid

  • Hen phế quản

  • Viêm loét đại tràng mạn

  • Thiếu máu tan máu

  • Giảm bạch cầu hạt

  • Bệnh dị ứng nặng, bao gồm cả phản vệ

Chỉ định trong điều trị hội chứng thận hư nguyên phát.

Zidofat được chỉ định trong lupus ban đỏ hệ thống

3. Cách dùng và liều dùng của Zidofat 4

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng chi tiết cho Zidofat 4

Cách dùng

Dùng qua đường uống.

Liều dùng

  • Cơn hen cấp tính: 32 đến 48 mg Methylprednisolon mỗi ngày trong 5 ngày. Sau đó, có thể giảm liều và tiếp tục điều trị với liều bổ sung thấp hơn trong một tuần. Khi cơn hen cấp tính đã qua, cần giảm liều Methylprednisolon một cách nhanh chóng.

  • Viêm khớp dạng thấp: dùng từ 4 đến 6 mg Methylprednisolon mỗi ngày. Trong giai đoạn cấp tính, có thể tăng liều lên 16 đến 32 mg/ngày, sau đó giảm liều một cách nhanh chóng.

  • Viêm khớp mạn tính ở trẻ em có biến chứng đe dọa tính mạng: đôi khi sử dụng Methylprednisolon trong liệu pháp tấn công với liều từ 10 đến 30 mg/kg/đợt (thường sử dụng 3 lần).

  • Hội chứng thận hư nguyên phát: bắt đầu với liều hàng ngày từ 0,8 đến 1,6 mg/kg trong 6 tuần, sau đó giảm dần liều trong 6 đến 8 tuần.

  • Thiếu máu tan máu do miễn dịch: dùng 64 mg/ngày trong 3 ngày, sau đó giảm liều dần trong khoảng 6-8 tuần.

  • Bệnh sarcoid: sử dụng Methylprednisolon với liều 0,8 mg/kg/ngày để làm thuyên giảm bệnh, sau đó dùng liều duy trì thấp là 8 mg/ ngày.

Chống chỉ định của Zidofat 4

  • Mẫn cảm với thành phần của thuốc.

  • Nhiễm khuẩn nặng, ngoại trừ trường hợp sốc nhiễm khuẩn và viêm màng não do lao.

  • Thương tổn da do virus, nấm hoặc lao.

  • Đang sử dụng vaccine chứa virus sống.

Đang sử dụng vaccine không nên sử dụng Zdofat

4. Lưu ý khi sử dụng Zidofat 4

  • Cần thận trọng khi sử dụng cho người có nguy cơ loãng xương, người mới phẫu thuật nối mạch máu, các trường hợp rối loạn tâm thần, loét dạ dày, tá tràng, suy tim, đái tháo đường, và tăng huyết áp.

  • Đặc biệt cần cẩn trọng khi sử dụng ở trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

  • Cần lưu ý đến nguy cơ suy thượng thận cấp khi ngừng sử dụng thuốc đột ngột sau thời gian dài điều trị hoặc khi gặp tình trạng căng thẳng.

  • Sử dụng liều cao có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tiêm vaccine.

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ 

  • Người lái xe hoặc vận hành máy móc: không dùng thuốc 

5. Tác dụng phụ và tương tác của Zidofat 4

5.1 Tác dụng phụ 

Các tác dụng phụ thường gặp

  • Mất ngủ

  • Tăng kích động thần kinh

  • Tăng cảm giác ngon miệng

  • Khó tiêu

  • Kích thích mọc lông

  • Đái tháo đường

  • Đau khớp

  • Đục thủy tinh thể

  • Glocom

  • Chảy máu cam

Dùng Zidofat có thể gây ra bệnh đái tháo đường

Các tác dụng phụ ít gặp:

  • Chóng mặt

  • Co giật

  • Rối loạn tâm thần

  • U giả ở não

  • Nhức đầu

  • Thay đổi tâm trạng

  • Mê sảng

  • Ảo giác

  • Sảng khoái

  • Phù

  • Tăng huyết áp

  • Teo da

  • Hội chứng Cushing: bao gồm ức chế tuyến yên thượng thận, chậm phát triển, không hấp thụ glucose, giảm kali huyết, nhiễm kiềm, vô kinh, giữ natri và nước, tăng glucose huyết

  • Loét dạ dày

  • Buồn nôn, nôn, chướng bụng 

  • Viêm loét thực quản

  • Viêm tụy

  • Yếu cơ

  • Loãng xương

  • Gãy xương

  • Phản ứng quá mẫn

Cần thông báo cho bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào xuất hiện khi sử dụng thuốc.

5.2 Tương tác thuốc 

Zidofat 4 có thành phần chính là Methylprednisolon là một chất gây ảnh hưởng đến enzyme cytochrome P450 và là cơ chất của enzyme P450 3A. Do đó, thuốc này có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của các thuốc như cyclosporine, erythromycin, phenobarbital, phenytoin, carbamazepine, ketoconazole và rifampicin.

Các thuốc như phenytoin, phenobarbital, rifampicin và các thuốc lợi tiểu giảm kali huyết có thể làm giảm tác dụng của methylprednisolon.

Methylprednisolon cũng có thể gây tăng glucose huyết, do đó cần sử dụng liều insulin cao hơn nếu cần thiết.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Zidofat 4. Trong quá trình sử dụng nếu gặp bất kỳ tác dụng bất thường hay sử dụng quá liều, quên liều cần báo ngay với bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để có hướng xử trí phù hợp. 

























 Tags:
ThemeSyntaxError