Viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomonas có nguy hiểm không ?
3P PHARMACY
Th 2 22/01/2024
Viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomonas có nguy hiểm không ?
Bệnh trùng roi âm đạo, hay còn được gọi là Trichomoniasis, là một bệnh lây truyền qua đường tình dục đang trở nên ngày càng phổ biến. Bệnh thường xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam, đặc biệt với phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi. Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh viêm âm đạo do nhiễm trùng roi.
1. Viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomonas là gì ?
Đây là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến nhất, được gây ra bởi vi khuẩn Trichomonas vaginalis. Vi khuẩn này có kích thước dao động từ 10-20 mm, chiều rộng 7mm, với 5 đôi roi, di động. Chúng dễ bị diệt bởi nhiệt độ cao, môi trường khô và chỉ sống được trong cơ thể người.
Viêm âm đạo do nhiễm trùng roi Trichomonas
2. Triệu chứng nhiễm trùng roi Trichomonas
Ước tính có đến 70% người nhiễm trùng roi Trichomonas không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng cụ thể nào. Biểu hiện của Trichomonas có thể là biến động từ kích ứng âm đạo nhẹ đến viêm nặng, thường xuất hiện trong khoảng từ 5 đến 28 ngày sau khi bị nhiễm. Còn nếu sau khoảng thời gian này, các triệu chứng cụ thể phải rất lâu sau mới có.
Nếu bị nhiễm trùng roi Trichomonas, phụ nữ có thể trải qua các dấu hiệu và triệu chứng như sau:
Ngứa, rát, tấy đỏ hoặc đau nhức tại vùng kín.
Có cảm giác khó chịu khi tiểu tiện, đi tiểu nhiều lần hoặc đau khi quan hệ tình dục.
Dịch âm đạo thay đổi như tăng lượng dịch tiết (khí hư), màu sắc có thể biến đổi thành trong, trắng, ngả vàng hoặc ngả xanh, thường đi kèm với mùi tanh bất thường.
Nếu bị nhiễm trùng roi Trichomonas sẽ gây ra sự không thoải mái cho cả nam và nữ khi quan hệ tình dục. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng có thể kéo dài trong vài tháng hoặc thậm chí kéo dài đến vài năm.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc nhiễm trùng roi Trichomonas có nguy cơ sinh non cao hơn và trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân.
3. Đường lan truyền, lây nhiễm
3.1 Nguồn truyền nhiễm
Trichomonas có ổ chứa duy nhất trong cơ thể người và chúng lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Ở nữ giới, vùng sinh dục dưới (bao gồm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và niệu đạo) là nơi mà Trichomonas dễ gây viêm nhiễm nhất. Trong khi đó ở nam giới, trùng roi thường cư trú bên trong dương vật, đặc biệt là ở khu vực xung quanh lỗ niệu đạo.
3.2 Phương thức lây truyền
Khi quan hệ tình dục, trùng roi Trichomonas thường chuyển từ dương vật sang âm đạo hoặc ngược lại. Nó cũng có khả năng lây lan từ âm đạo của một người sang âm đạo của người khác. Rất hiếm khi trùng roi Trichomonas nhiễm bệnh ở các khu vực khác của cơ thể như tay, miệng hoặc hậu môn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền không qua đường tình dục như qua đồ dùng cá nhân, quần áo, khăn tắm ẩm ướt, bồn tắm, hoặc trong môi trường nước có chứa trùng roi Trichomonas.
4. Cách điều trị nhiễm trùng roi Trichomonas
Khi phát hiện nhiễm Trichomonas, cả bệnh nhân và đối tác đều cần điều trị để giảm triệu chứng và giảm nguy cơ lây nhiễm tái phát. Một số thuốc điều trị trùng roi Trichomonas có thể kể đến như:
Metronidazole 500 mg: uống 02 viên mỗi ngày trong vòng 7 ngày (tránh việc sử dụng rượu bia từ khi bắt đầu thuốc Metronidazole cho đến khi dừng thuốc 24 giờ hoặc nếu sử dụng Tinidazole thì là sau 72 giờ).
Metronidazole 250mg: đặt âm đạo trong 10 ngày hoặc uống liều duy nhất 2g uống mỗi ngày. Trong trường hợp bệnh nhân có dị ứng hoặc không thể uống Metronidazole, có thể thay thế bằng Tinidazole 500 mg uống 04 viên liều duy nhất.
Phụ nữ mang thai mắc nhiễm Trichomonas mà không có triệu chứng lâm sàng không khuyến cáo điều trị. Trong những trường hợp có triệu chứng lâm sàng, không nên sử dụng Metronidazole cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Từ tháng thứ 4 trở đi, có thể xem xét sử dụng Metronidazole đường toàn thân hoặc uống liều duy nhất 2g/ ngày hoặc dùng Metronidazole 500 mg, uống 02 viên mỗi ngày trong 07 ngày.
Các cách điều trị nhiễm trùng roi Trichomonas khác:
Hạn chế quan hệ tình dục và sử dụng bao cao su là cách hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Nên tiếp tục sử dụng cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh. Để tạo môi trường có độ axit cho âm đạo, có thể bổ sung acid lactic, ascorbic, hoặc bổ sung thêm lactobacillus sống. Cần theo dõi sự tiến triển của bệnh, thực hiện xét nghiệm bệnh phẩm ở âm đạo sau 3 tuần điều trị để xác định tình trạng khỏi bệnh.
Có thể kết hợp với các loại thuốc diệt nấm và kháng sinh vì có thể phát sinh các tình trạng không mong muốn.
Vệ sinh đều đặn bộ phận sinh dục để giảm nguy cơ viêm nhiễm và duy trì sức khỏe.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ RitaFive - Dung dịch vệ sinh phụ nữ được các chuyên gia khuyên dùng trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Bổ sung thành phần Acid Lactic chiết xuất từ sữa tươi, giúp cân bằng sinh lý của niêm mạc, tạo độ pH acid cho vùng kín, giữ vùng kín ẩm tự nhiên không bị khô, hạn chế sự phát triển của trùng roi Trichomonas, phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra còn có:
Dầu tràm chứa Alpha- Terpineo có trong dầu tràm có tính sát trùng tốt (diệt khuẩn , nấm và siêu vi) giúp kháng khuẩn và chống nấm.
Cúc la mã: chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng, làm lành các vết trầy xước, giảm sưng đau.
Nếu bạn đang có các vấn đề viêm nhiễm phụ khoa, hãy đến ngay các cơ sở uy tín để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời hoặc có thể gọi cho chúng tôi theo số hotline 0827111618 để được tư vấn bởi dược sĩ chuyên môn.
ThemeSyntaxError