Triệu chứng bệnh tiểu đường đường giai đoạn đầu và Những điều cần biết

Nhà Thuốc 3P
Th 7 04/09/2021

Triệu chứng bệnh tiểu đường đường giai đoạn đầu và Những điều cần biết

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu phát hiện dễ dàng qua xét nghiệm máu và có thể điều trị dứt điểm chỉ nhờ thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện khoa học.

triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu hay tiền tiểu đường đặc trưng bởi sự tăng nhẹ nồng độ đường trong máu.

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng đường (glucose) trong máu tăng cao trong một thời gian dài.

Người khoẻ mạnh bao lâu cần thử tiểu đường một lần?

Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên theo định kỳ có vai trò vô cùng quan trọng để phòng và phát hiện sớm bệnh tiểu đường.

Theo lời khuyên của bác sĩ, một người khoẻ mạnh nên thử tiểu đường 1-2 lần/năm (thử tiểu đường mỗi 6-12 tháng)

Thử tiểu đường vào lúc nào?

Thử tiểu đường tốt nhất là vào buổi sáng khi bạn chưa ăn uống để ghi nhận mức đường huyết chính xác nhất mà không bị ảnh hưởng bởi bửa ăn.

Để chuẩn bị cho việc thử đường huyết bạn nên nhịn ăn từ 21h00 ngày trước lấy máu và có thể uống nước lọc nếu thấy khát.

Thử tiểu đường ở đâu?

Đối với người khoẻ mạnh thử tiểu đường để tầm soát bệnh lý đái tháo đường tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm tầm soát tiểu đường và được bác sĩ tư vấn kết quả.

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Có nhiều phương pháp phân loại các giai đoạn của bệnh tiểu đường, sau đây 3P Pharmacy xin cung cấp cho bạn đọc cách phân loại các giai đoạn của bệnh tiểu đường tuýp 2 theo dấu hiệu xuất hiện triệu chứng của bệnh:

Giai đoạn đầu hay còn gọi là giai đoạn tiền tiểu đường

  • Đường huyết bắt đầu cao hơn mức bình thường

  • Có thể phát hiện thông qua xét nghiệm máu, khám sức khoẻ tổng quát hay các xét nghiệm tầm soát đái tháo đường

  • Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này và thay đổi lối sống, sinh hoạt phù hợp có thể chặn đứng được bệnh

Giai đoạn hai hay giai đoạn tiểu đường mãn tính

  • Bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính với nồng độ đường huyết tăng cao ở mức nguy hiểm

  • Phải dùng thuốc kiểm soát đường huyết kèm thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tập luyện nghiêm ngặt

Giai đoạn ba hay giai đoạn biến chứng tiểu đường

  • Nồng độ đường huyết cao, kéo dài liên tục, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như da, mắt, thần kinh, tim mạch và thận.

  • Biến chứng bao gồm: Giảm thị lực, mờ mắt, tê bì tay chân, viêm da, lở loét nhất là ở bàn chân.

  • Điều trị thuốc kiểm soát đường huyết kèm thuốc điều trị biến chứng

Giai đoạn cuối hay giai đoạn toàn phát biến chứng

  • Hàng loạt các biến chứng tim mạch và thân có thể xảy ra với người bệnh giai đoạn này như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận mạn, hoại tử da, liệt dạ dày và có trường hợp phải cắt cụt chi.

  • Ở giai đoạn này người bệnh thường phải sống luôn trong bệnh viện để được theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên khoa.

Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu tiểu đường tuýp 2 tiến triển rất âm thầm với rất ít triệu chứng và khó nhận biết. 3P Pharmacy xin liệt kê một số triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu mà bạn có thể lưu ý:

  1. Dễ bị mệt mỏi và mệt mỏi vô cớ

  2. Giảm thị lực, mắt nhìn mờ

  3. Da sẫm màu hơn, đặc biệt là da ở vùng có nhiều nếp gấp như nách, cổ, háng, khuỷu tay chân…

  4. Vết thương trên da trở nên lâu lành thậm chí dễ bị lở loét và viêm nhiễm.

  5. Thường xuyên bị tê rần tay chân, thường bị tế ở các đầu chi như bàn ngón tay và bàn ngón chân

  6. Có thể có thêm các triệu chứng như tiểu nhiều, sút cân và khát nước nhiều…

Cách điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Giai đoạn sớm của tiểu đường tuýp 2 là giai đoạn duy nhất mà chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể điều trị dứt điểm được bệnh mà không cần dùng thuốc. Cụ thể ăn gì, uống gì và tập luyện gì mời bạn đọc tiếp:

Thói quen ăn uống lành mạnh:

Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu không cần kiêng bất kì một loại thực phẩm nào, tuy nhiên họ cần ăn uống theo nguyên tắc và tốt nhất là theo lời khuyên cụ thể của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng một cách cá nhân hoá.

  • Ăn vừa đủ nhu cầu cơ thể. Lượng thức ăn bạn nạp vào nên được tính toán ra con số cụ thể theo cân nặng và chiều cao của bạn và không ăn cố, ăn thêm.

  • Mẹo giúp bạn ăn ít hơn trong một bửa là uống một ly nước ấm trước khi ăn, ăn các loại rau xanh và nước canh trước khi ăn vào món chính.

  • Ăn đủ ba nhóm dinh dưỡng bao gồm tinh bột, chất đạm và chất béo. Quan niệm người tiểu đường không được ăn tinh bột là sai, người tiểu đường giai đoạn đầu cần phong phú thực đơn hằng ngày một cách khoa học và có kiểm soát.

Thói quen tập luyện thể dục thể thao

Thể dục thể thao là một phương pháp điều trị tự nhiên giúp tăng hoạt động của insulin, tăng sử dụng đường ở cơ bắp đồng thời giúp làm giảm đường huyết.

Các bác sĩ và chuyên gia Nội tiết Đái tháo đường khuyên mỗi người trong nhóm này nên tập luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày và ưu tiên đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội…

Lưu ý: Khi bạn thấy mình có các dấu hiệu như choáng váng, bủn rủn tay chân, vã mồ hôi, đau đầu, sốt, buồn nôn hoặc đau nhức xương khớp thì nên giảm cường độ tập luyện, tập nhẹ nhàng.

 
ThemeSyntaxError