Trẻ bị ho kéo dài: Khi nào cần gặp bác sĩ ?

3P PHARMACY
Th 2 04/12/2023

Trẻ bị ho kéo dài: Khi nào cần gặp bác sĩ ?

Thông thường, ho là phản xạ có lợi giúp thông thoáng đường thở, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu trẻ bị ho kéo dài nhiều ngày, cơn ho dai dẳng không dứt thì có thể là dấu hiệu một số bệnh lý nguy hiểm, cần được đi thăm khám bác sĩ tại các chuyên khoa y tế. 

1. Ho kéo dài là gì ?

Ho kéo dài ở trẻ em là tình trạng mà trẻ liên tục ho trong suốt ít nhất 4 tuần. Thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong độ tuổi 2 - 3 tuổi, tỷ lệ là khoảng 5 - 10% đối với nhóm trẻ từ 6 - 10 tuổi. Tình trạng này không chỉ khiến trẻ ngủ không ngon mà còn gây ra các vấn đề như thức giấc nhiều lần trong đêm, tình trạng căng thẳng, tâm lý buồn rầu, lo lắng và ảnh hưởng đến hiệu suất học tập.

Ho kéo dài ở trẻ em

2. Nguyên nhân trẻ bị ho kéo dài 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng ho khan kéo dài ở trẻ em. Các bệnh lý như viêm phế quản, viêm tai, viêm mũi xoang, trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh tim mạch, và nhiều bệnh lý khác đều có thể là nguyên nhân gây ho. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc hoặc các vấn đề tâm lý cũng có thể dẫn đến tình trạng ho thời gian dài ở trẻ. Chúng cũng có thể xuất phát từ nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella gây ra. Trong danh sách các nguyên nhân này, phụ huynh nên chú ý đặc biệt đến các nguyên nhân do lao và hen suyễn.

Nguyên nhân của ho kéo dài cũng thay đổi theo độ tuổi của trẻ:

  • Ở trẻ 1 - 12 tháng tuổi: nguyên nhân  thường do nhiễm virus hô hấp, ho gà, lao, nhiễm vi khuẩn không điển hình; cũng có thể do hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, các dị tật đường hô hấp, trào ngược dạ dày - thực quản.

  • Ở trẻ nhỏ: ho khan kéo dài có thể xuất phát từ hen phế quản, trào ngược dạ dày - thực quản, dị vật đường thở bị bỏ quên, hoặc tăng mẫn cảm phế quản sau khi nhiễm virus đường hô hấp.

  • Ở trẻ lớn: ho dai dẳng có thể do lao, hen phế quản, hội chứng chảy mũi sau, giãn phế quản hoặc do các tác động tâm lý.

Tính chất của cơn ho cũng có thể là dấu hiệu của một số nguyên nhân khác nhau như ho có đờm do dị ứng, hen suyễn, ho cơn đỏ mặt do ho gà, dị vật trong đường thở hoặc do vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma, Chlamydia, ho sau khi bú, sau khi ăn, khi nằm do trào ngược dạ dày - thực quản, ho sau khi vận động và ho về đêm do viêm mũi xoang, hen.

3. Khi nào trẻ ho kéo dài cần đi khám

3.1 Trường hợp cần đi khám ngay lập tức

Dưới đây là một số dấu hiệu nguy hiểm mà phụ huynh nên chú ý và đưa trẻ đi khám ngay lập tức:

  • Trẻ từ chối bú, bú ít hoặc không uống được sữa.

  • Bé ngủ li bì và khó đánh thức.

  • Bé lên cơn co giật.

  • Khó thở: trẻ thở nhanh hơn bình thường hoặc thở co lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực bị lõm vào khi trẻ hít vào thay vì nở ra như thường lệ)

  • Thở có tiếng rít.

  • Bé có triệu chứng ho ra máu.

  • Cơn ho bắt đầu đột ngột sau khi ăn hoặc chơi (do dị vật đường thở).

  • Ho kèm sốt cao.

  • Ho khạc ra đờm đặc có màu xanh - vàng và có mùi hôi khó chịu.

Bé ngủ li bì và khó đánh thức

3.2 Trường hợp cần đi khám sớm 

Nếu bạn thấy bé nhà mình gặp các tình trạng sau đây, cũng nên sắp xếp thời gian cho bé đi khám sớm: 

  • Trẻ ho nhiều và không giảm sau 7 ngày chăm sóc.

  • Cơn ho của trẻ kéo dài trên 10 - 14 ngày.

  • Trẻ bắt đầu ho kèm theo sụt cân và đổ mồ hôi về chiều (có thể là dấu hiệu của bệnh lao).

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi ho nhiều

  • Ho đi kèm với đờm kéo dài.

  • Thở khò khè (có thể là dấu hiệu của hen suyễn).

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc ăn, bú, hoặc nuốt.

Trẻ ho đổ mồ hôi về chiều 

4. Cách điều trị ho kéo dài ở trẻ

Trong những trường hợp trẻ bị ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, ba mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau để điều trị: 

  • Cho trẻ uống nước: đảm bảo trẻ uống đủ nước để làm dịu họng, giảm ho và làm loãng đờm một cách hiệu quả.

  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày: thực hiện việc vệ sinh mũi họng cho trẻ mỗi ngày. Có thể sử dụng nước muối để rửa mũi từ 2 đến 3 lần trong ngày.

  • Sử dụng thảo dược và bài thuốc dân gian: cho trẻ sử dụng những thảo dược và bài thuốc dân gian an toàn như tắc chưng đường, mật ong, gừng, hoặc uống nước trà ấm loãng.

  • Chỉ sử dụng thuốc ho khi cần thiết: chỉ sử dụng thuốc ho khi trẻ ho quá nhiều hoặc khi ho gây ra những tác động xấu cho bé như đau ngực, mất ngủ hay nôn mửa.

Khi sử dụng thuốc ho cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý:

  • Chọn thuốc phù hợp với lứa tuổi và tính chất cơn ho.

  • Không tự y áp dụng các loại thuốc ho dành cho người lớn để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

  • Khi trẻ có đờm, hạn chế sử dụng các loại thuốc ức chế ho (thường chứa antihistamine hay dextromethorphan) và thay vào đó, chọn thuốc long đờm để điều trị ho một cách hiệu quả.

Khi trẻ trải qua tình trạng ho khan kéo dài, việc quan trọng là phụ huynh nên đưa bé đến thăm bác sĩ càng sớm càng tốt. Điều này giúp chẩn đoán đúng vấn đề sức khỏe mà bé đang gặp phải và từ đó có hướng điều trị chính xác, kịp thời, tối ưu hóa khả năng phục hồi sức khỏe của trẻ.

Ba mẹ có thể tham khảo sản phẩm Siro ho cho bé Skipcought 

>>>>MUA NGAY TẠI ĐÂY<<<<

Đây là dòng sản phẩm hoàn toàn 100% từ các thảo dược quý được nghiên cứu và bào chế dựa trên các kinh nghiệm dân gian nên mang lại hiệu quả vượt trội cũng như tính an toàn tuyệt đối: 

Mật ong: có tác dụng như kháng sinh tự nhiên, kích thích tái tạo tế bào mới, giúp làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc họng. 

Cát cánh:  tác dụng trừ đờm của cát cánh chủ yếu do saponin. Saponin gây kích thích niêm mạc cổ họng và dạ dày đưa đến phản xạ tăng tiết ở đường hô hấp làm cho đờm loãng và dễ tống ra ngoài. Dùng chữa ngoại cảm sinh ho, cổ họng sưng đau, ngực đầy trướng đau, ho ra máu mủ.

Tang bạch bì: tiêu đờm, chữa ho lâu ngày do cảm lạnh.

Hoàng cầm: chứa flavonoid (baicalein, scutelarin…), tanin nhóm pyrocatechic giúp mát phổi, dịu ho.

Sản phẩm giúp hỗ trợ giúp nhuận phế, giảm ho, tiêu đờm, hỗ trợ giảm đau rát cổ họng do ho kéo dài, mùi vị thơm ngon dễ uống nên rát phù hợp với trẻ em. Nó cũng có tác dụng hiệu quả với cả người lớn tuổi, người bị ho do thay đổi thời tiết, người sử dụng thuốc huyết áp bị tác dụng phụ là ho mà không thể sử dụng thuốc tây. Có thể kết hợp với Viên Ngậm ho thảo dược Coughstar hoặc Viên giảm ho Skipdata để tăng nhanh thời gian điều trị.

Nếu bé nhà bạn đang mắc ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi, đừng ngần ngại gọi vào số hotline 0827111618 của chúng tôi để được tư vấn bởi Dược sĩ có chuyên môn cao, tư vấn giải pháp giúp bé mau khỏi bệnh.


ThemeSyntaxError