Trào Ngược Dạ Dày: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, và Phòng tránh bệnh

3P PHARMACY
Th 2 16/10/2023

Trào Ngược Dạ Dày: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, và Phòng tránh bệnh 

Trong thời hiện đại, bệnh trào ngược dạ dày đang trở thành một vấn đề phổ biến, và số lượng người bị ảnh hưởng ngày càng tăng. Điều này có liên quan đến nhiều yếu tố, và một trong những yếu tố quan trọng nhất là lối sống và chế độ ăn uống của chúng ta. Tuy nhiên, liệu có giải pháp nào để cải thiện tình hình này hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Trào ngược dạ dày là gì ?

Trào ngược dạ dày, còn được gọi là trào ngược dạ dày-thực quản, là tình trạng bao gồm acid HCl, dịch mật, pepsin, hay có cả thức ăn sẽ bị đẩy lên thực quản . Thực quản là ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày, trong trạng thái sinh lý bình thường, khi ta ăn, thức ăn di chuyển từ miệng xuống thực quản. Cơ vòng thực quản dưới mở ra để cho phép thức ăn đi vào dạ dày, và sau đó tự động đóng kín lại để ngăn cản thức ăn và nội dung dạ dày trào ngược lên trở lại.

Khi thức ăn đi theo con đường ngược lại, từ thực quản đến dạ dày có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản, thanh quản, miệng, thậm chế có thể dẫn đến ung thư thực quản. 

Trào ngược dạ dày-thực quản có thể chia thành hai loại chính: 

  • Trào ngược sinh lý: thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và phát triển của cơ thể.

  • Trào ngược bệnh lý: có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và các vấn đề hô hấp và tiêu hóa khác, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Căn bệnh trào ngược đang rất phổ biến, theo thống kê, có 1/3  số người trưởng thành trên thế giới mắc trào ngược từ dạ dày lên thực quản  trong một giai đoạn bất kỳ trong cuộc đời, và mỗi ngày có tới 10% dân số thế giới mắc trào ngược dạ dày.

2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày 

Các dấu hiệu thông thường mà người bệnh thường trải qua bao gồm: 

  • Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi: có cảm giác nóng rát ở vùng ngực phía trên (ợ nóng), cảm nhận được vị chua khi ợ lên (ợ chua), 3 tình trạng này thường đi kèm với nhau, xảy ra nhiều vào ban đêm, khi nằm hoặc sau khi ăn no, khi bị đầy bụng, khó tiêu

  • Buồn nôn, nôn: xảy ra khi người bệnh nằm luôn sau khi ăn, hoặc ăn quá no, ngoài ra bệnh nhân sẽ luôn có cảm giác nghẹn ở cổ họng, có thể xảy ra cả ngày gây khó chịu 

  • Đau ngực, tức ngực: có cảm giác bị đè ép, co thắt ở ngực, triệu chứng này có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh tim mạch 

  • Nuốt nghẹn, nuốt khó: việc thức ăn, acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản có thể gây sưng viêm, phù nề niêm mạc dẫn đến đường vào của thức ăn bị hẹp, cản trở, gây nên cảm giác nuốt nghẹn, khó nuốt, vướng ở cổ 

  • Ho, viêm họng:  dây thanh quản tiếp xúc với axit dạ dày dẫn đến bị tổn thương, thời gian dài bệnh nhân sẽ xảy ra tình trạng ho liên tục, khàn tiếng, có đờm mà không do nguyên nhân đường hô hấp 

  • Tiết nhiều nước bọt: việc này để trung hòa acid dịch vị từ dạ dày trào ngược lên 

  • Đắng miệng: do dịch mật được đẩy lên từ dạ dày 

Người bệnh trào ngược có biểu hiện đau tức ngực 

Ngoài ra còn một số triệu chứng ít gặp hơn như là: chán ăn, sụt cân, thiếu máu, hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.

3. Biến chứng của trào ngược dạ dày 

  • Viêm thực quản: là biến chứng phổ biến, gặp ở 50% bệnh nhân trào ngược dạ dày-thực quản. Sự trào ngược liên tục của acid dạ dày có thể gây viêm nhiễm niêm mạc thực quản, gây ra đau và viêm loét. Tình trạng viêm thực quản được chẩn đoán thông qua nội soi thực quản

  • Biến chứng hô hấp: Acid dạ dày có thể gây kích ứng đường hô hấp, gây ho, ho có đờm, viêm phế quản và viêm phổi

  • Áp lực bên trong thực quản (thành dạ dày) cao: Trào ngược acid dạ dày có thể làm tăng áp lực bên trong thực quản, gây ra sưng và đau ngực.

  • Hẹp thực quản: khi acid dạ dày ăn mòn niêm mạc thực quản gây tổn thương, lâu dần hình thành các mô sẹo, khiến đường đi của thực quản xuống dạ dày bị nhỏ lại 

  • Biến chứng thực quản Barrett: xảy ra ở 8-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản kéo dài. Nó có thể không có triệu chứng đặc biệt ngoài triệu chứng trào ngược thông thường. Để xác định, bác sĩ thường tiến hành nội soi và sinh thiết tế bào. Điều trị và theo dõi cận lâm sàng là quan trọng, vì biến chứng này có nguy cơ phát triển thành ung thư biểu mô tuyến thực quản, mặc dù rủi ro thấp, nhưng phòng ngừa và điều trị kịp thời vẫn rất quan trọng

  • Ung thư biểu mô tuyến thực quản: thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi và có nguy cơ tử vong cao. Giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi phát triển, bệnh có thể dẫn đến đau ở xương ức sau, khàn tiếng, giảm cân đột ngột, và khó nuốt. Do tình hình nguy hiểm này, việc kiểm tra và điều trị sớm được đặc biệt quan trọng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày để ngăn ngừa sự phức tạp hóa tình trạng bệnh lý.

 

Acid dạ dày khi trào ngược gây ra tổn thương và nhiều biến chứng nghiêm trọng 

4. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày 

Nguyên nhân của trào ngược dạ dày-thực quản có thể được giải thích bằng hai yếu tố chính: sự suy yếu của cơ vòng thực quản dưới và sự tăng sản xuất axit hoặc sự quá tải của dạ dày. 

Đầu tiên, có một số nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của vòng thực quản dưới bao gồm:

  • Tác dụng phụ của thuốc Tây như Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen và thuốc huyết áp,

  •  Các thói quen sinh hoạt, sử dụng chất kích thích như cafein, rượu, và thuốc lá,...

  • Các bệnh lý như tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, nhiễm trùng dạ dày, hay các bệnh lý di truyền và thoát vị hoành, có thể gây ra sự dư thừa acid hoặc quá tải dạ dày.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây quá tải dạ dày hoặc gây tăng acid dạ dày như: 

  • Bệnh lý viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày, và hẹp hang môn vị dạ dày cũng là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày-thực quản

  • Thói quen ăn uống, như ăn quá no và tiêu thụ thực phẩm khó tiêu như đồ uống có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra tình trạng dư thừa acid và quá tải dạ dày.

Bia rượu, căng thẳng, stress, lối sống không lành mạnh gây ra trào ngược acid dạ dày đến thực quản 

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như là: thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng, stress, mang thai,...

5. Một số lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản 

Tư thế nằm đúng có thể giảm các triệu chứng, đồng thời phòng ngừa trào ngược 

Một số điều không nên làm để phòng tránh trào ngược dạ dày thực quản cũng như không làm trầm trọng thêm tình trạng đó: 

 

  • Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh 

  • Ăn thực phẩm gây kích thích

  • Nằm xuống ngay sau bữa ăn

  • Mặc áo quá chật hoặc nịt bụng

  • Hút thuốc

  • Stress và căng thẳng

  • Tự ý dùng thuốc không kê đơn

  • Ăn trước khi đi ngủ

Dưới đây, chúng tôi đã chia sẻ kiến thức cơ bản về bệnh trào ngược dạ dày, một vấn đề phổ biến trên toàn thế giới. Hy vọng rằng thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Đồng thời, nếu bạn hoặc ai đó trong gia đình đang phải đối mặt với trào ngược dạ dày, hãy xem xét sự hỗ trợ từ các sản phẩm điều trị dạ dày hiện có để giảm nhẹ triệu chứng và tăng chất lượng cuộc sống. 

>>>Viên dạ dày Lusenka Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, Giảm dịch acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng <<<

 

  • Viên dạ dày Lusenka hội tụ nhiều loại dược liệu quý mang lại công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh lý liên quan đến dạ dày và tiêu hóa.

  • Dưỡng chất từ Lusenka thấm sâu vào niêm mạc dạ dày giúp các vết loét được làm lành, tái tạo nhanh. Đồng thời, sản phẩm giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể kháng lại vi khuẩn Hp và ngăn chặn tái phát.

  • Sản phẩm có khả năng ức chế lượng axit dư thừa có trong dạ dày. Nhờ vậy mà các triệu chứng đau rát, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu… giảm dần và khỏi hẳn.

  • Lusenka đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Các nguyên liệu được trồng tại vườn Dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GMP- WHO 


Đến ngay các Nhà thuốc 3P Pharmacy để trải nghiệm sản phẩm hoặc liên hệ tổng đài 0827111618 để được nghe tư vấn từ dược sĩ chuyên môn.

 

 

 

ThemeSyntaxError