Tổng quan về bệnh trĩ và các phương pháp điều trị
3P PHARMACY
CN 03/12/2023
Tổng quan về bệnh trĩ và các phương pháp điều trị
Bệnh trĩ là một tình trạng phổ biến, với ước tính tỷ lệ mắc bệnh lên đến 40% dân số. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ và nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao theo độ tuổi. Vì bệnh ở vị trí “nhạy cảm”, nên phương pháp điều trị thu hút sự quan tâm lớn. Để điều trị được bệnh trĩ, cần tìm hiểu kĩ hơn về bệnh trĩ, các triệu chứng và phương pháp chữa trị qua bài viết dưới đây.
1. Tổng quát về bệnh trĩ
Để có câu trả lời cụ thể về việc liệu bệnh trĩ có thể tự khỏi hay không, trước hết, chúng ta cần hiểu về những kiến thức cơ bản liên quan đến vấn đề này.
Bệnh trĩ là một căn bệnh ảnh hưởng đến vùng hậu môn - trực tràng, xuất phát từ sự giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch. Theo dân gian, trĩ còn được biết đến với cái tên "bệnh lòi dom" bắt nguồn do sự hình thành búi trĩ trong hậu môn hoặc búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài. Ngoài ra áp lực lớn có thể làm tăng kích thước của các tĩnh mạch, chèn ép các mô xung quanh, dẫn đến hiện tượng sung huyết, chảy máu và tạo điều kiện cho sự hình thành các ổ viêm.
Trĩ được phân thành ba loại chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp
Phân loại
Trĩ được phân thành ba loại chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, dựa vào vị trí hình thành của các đám rối tĩnh mạch.
Trĩ nội là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch hình thành ở bên trong ống hậu môn. Tình trạng này được chia thành 4 cấp độ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng để đánh giá và lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không gây đau và búi trĩ thường nhỏ, khó nhận biết khi sờ. Cấp độ tăng lên, biểu hiện bệnh trở nên rõ ràng hơn, búi trĩ lớn dần, gây ra đau đớn và khó chịu.
Trĩ ngoại là hiện tượng búi trĩ hình thành từ tĩnh mạch ở bên ngoài hậu môn, giống như một khối thịt lồi ra. Búi trĩ ngoại gây đau đớn, khó chịu và có thể gây viêm nhiễm nếu không được xử lý kịp thời.
Trĩ hỗn hợp là khi bệnh nhân mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại. Khu vực hậu môn liên tục bị kích thích và tiết dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập, gây ra tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, đau rát và búi trĩ ngày càng sưng to.
2. Vậy bệnh trĩ có tự khỏi được không ?
Vị trí hình thành của trĩ hơi nhạy cảm khiến nhiều người có xu hướng tự ý áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà hoặc tự mua thuốc mà không tham khảo ý kiến chuyên gia cũng như không thăm khám và chẩn đoán.
Theo các chuyên gia y tế, việc điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào cấp độ nghiêm trọng của bệnh. Khi trĩ đã hình thành, quan trọng nhất là nên đi thăm khám và chẩn đoán đầy đủ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào. Bệnh trĩ không thể tự khỏi, và việc sử dụng các phương pháp điều trị không đúng có thể làm tăng nguy cơ gây các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh trĩ thường tái đi tái lại nhiều lần, do đó cần có phương pháp điều trị dứt điểm và hiệu quả, kèm theo chế độ chăm sóc và sinh hoạt để hạn chế sự phát triển của bệnh.
3. Điều trị bệnh trĩ như thế nào ?
Khi nào cần đến bác sĩ để kiểm tra
Sau khi tìm hiểu vấn đề liên quan đến việc liệu bệnh trĩ có tự khỏi được không, thì nên quan tâm đến tình trạng sức khỏe chính mình. Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau, cần nhanh chóng thăm bác sĩ:
Cảm giác đau rát khi đi nặng, phân có lẫn máu hoặc máu ra sau khi đi xong
Búi trĩ xuất hiện gây ngứa ngáy, khó chịu và vướng víu.
Đau đớn, khó khăn khi ngồi do cục máu đông hình thành gây tắc mạch.
Vùng hậu môn liên tục tiết dịch làm ẩm ướt, đôi khi còn thấy xuất hiện phân.
Trong một số trường hợp, cơn đau vùng hậu môn xuất hiện đột ngột và dữ dội.
Đau đớn, khó khăn khi ngồi
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ
Sau khi nghe bác sĩ giải đáp về khả năng tự khỏi của bệnh trĩ, nhiều người thường quan tâm đến các phương pháp điều trị. Các phương pháp y khoa được áp dụng trong điều trị bệnh trĩ hiện nay bao gồm:
Điều trị nội khoa: đối với các trường hợp phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, bác sĩ thường áp dụng điều trị nội khoa bằng cách sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, kem bôi và thuốc đặt hậu môn. Ngoài ra, có thể tư vấn sử dụng các thảo dược như nghệ, rau diếp, lá bòng, vỏ lựu,... để hỗ trợ giảm triệu chứng.
Phẫu thuật: trong trường hợp các phương pháp điều trị nội khoa không đạt hiệu quả, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật hiện đại bao gồm phẫu thuật Milligan - Morgan, Whitehead - Toupet, Laser, tiêm xơ, thắt vòng cao su, chiếu tia hồng ngoại làm đông đặc niêm mạc hoặc đốt bằng dao điện tia cực tím,...
Phương pháp phẫu thuật
Thay đổi chế độ sống và ăn uống: kết hợp với việc điều trị bệnh nhân cũng nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Thường xuyên luyện tập thể dục, hạn chế các thói quen xấu như thức khuya, ngồi nhiều, nhịn tiểu, ngồi bồn cầu lâu, uống nhiều rượu, bia, sử dụng chất kích thích,... để phòng tránh và giảm triệu chứng bệnh.
Sử dụng GreenFast - Viên uống hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, giảm các triệu chứng của trĩ
Greenfast với 3 tác động: Hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của trĩ - Làm bền thành mạch - Giúp nhuận tràng.
Chiết xuất thiên nhiên lành tính, giảm nhanh các triệu chứng của trĩ
Diếp cá: Có chứa isoquercetin và quercetin có hiệu quả giảm viêm, giảm sưng phồng, giảm áp lực lên thành mạch máu, giúp giảm đau ở búi trĩ. Thành phần dioxyflavonon trong Diếp cá giúp làm bền thành mao mạch, tĩnh mạch do đó hạn chế nứt và chảy máu khi đi đại tiện.
Nanocurcumin có tác dụng khử trùng viêm búi trĩ, làm giảm cảm giác đau rát búi trĩ và vùng hậu môn hiệu quả. Đồng thời, nanocurcumin còn có tác dụng làm giảm kích thước búi trĩ
Trên đây là một số kiến thức tổng quan về bệnh trĩ cũng như các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay. Để biết thêm các kiến thức liên quan đến bệnh, bạn có thể liên hệ đến hotline 0827111618 để được tư vấn bởi đội ngũ dược sĩ có chuyên môn cao.
ThemeSyntaxError