“Sống chung” với bệnh Gout như thế nào ?
Nhà thuốc 3P Pharmacy
Th 5 06/03/2025
“Sống chung” với bệnh Gout như thế nào ?
Gút từng được xem là căn bệnh của vua chúa bởi nó thường liên quan đến chế độ ăn uống giàu đạm và thường xuyên sử dụng rượu bia. Ngày nay, bệnh gút không còn là căn bệnh của giới thượng lưu mà đã trở nên phổ biến. Đây là một dạng viêm khớp do nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến tích tụ các tinh thể urat trong khớp, gây đau đớn, sưng viêm. Nếu không được kiểm soát, gút có thể trở thành mãn tính, gây tổn thương nghiêm trọng đến xương và sụn.
Gút là một bệnh mạn tính, nhưng không có nghĩa bạn phải cam chịu, sống chung với những cơn đau. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc dưới đây, hãy cùng Nhà thuốc 3P Pharmacy kiểm soát bệnh hiệu quả và tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Không bỏ thuốc
Việc duy trì đều đặn thuốc hạ axit uric theo chỉ định của bác sĩ là điều tối quan trọng để ngăn ngừa các đợt gút cấp. Khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn đau gút, hãy sử dụng thuốc giảm đau ngay lập tức để hạn chế sự tiến triển của cơn gút. Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu các phương pháp giảm đau không dùng thuốc như chườm lạnh, chườm nóng hoặc thay đổi tư thế để giảm áp lực lên khớp bị viêm.
Theo dõi hàm lượng axit uric
Kiểm tra định kỳ hàm lượng axit uric trong máu giúp bạn theo dõi diễn biến bệnh và điều chỉnh chế độ điều trị kịp thời. Nếu axit uric tăng cao mà không có triệu chứng, bạn vẫn cần duy trì thói quen kiểm tra để phòng ngừa cơn gút cấp. Ngoài ra, việc kiểm soát các bệnh đồng mắc như tiểu đường, cao huyết áp cũng giúp hạn chế các biến chứng của gút.
Kiểm tra định kỳ hàm lượng axit uric trong máu giúp bạn theo dõi diễn biến bệnh
Điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý
Thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gút. Một số nguyên tắc bạn cần tuân thủ bao gồm:
Hạn chế thực phẩm giàu purin, như thịt đỏ, hải sản (cá mòi, cá thu, sò, ốc), đậu xanh,… vì chúng làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
Tránh carbohydrate tinh chế, như bánh mì trắng, bánh quy, và các thực phẩm chứa đường tinh luyện.
Hạn chế đồ uống có ga và nước trái cây nhân tạo, vì chúng chứa nhiều fructose - một tác nhân làm tăng axit uric.
Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, như nho, dứa, anh đào, quất,… Các nghiên cứu cho thấy quả anh đào có thể giúp giảm nguy cơ cơn gút tấn công, đặc biệt khi kết hợp với thuốc hạ axit uric allopurinol.
Sử dụng sữa ít béo, vì sữa có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu.
Uống nhiều nước
Uống đủ nước (tối thiểu 8 - 10 cốc mỗi ngày) giúp thận loại bỏ axit uric dư thừa, giảm nguy cơ hình thành tinh thể urat trong khớp. Khi cơ thể bị mất nước, nồng độ axit uric tăng cao hơn, làm tăng nguy cơ bùng phát cơn gút. Do đó, hãy luôn giữ thói quen uống đủ nước, đặc biệt vào mùa nóng hoặc khi vận động nhiều.
Cai thuốc lá và hạn chế rượu bia
Hút thuốc và uống rượu đều làm trầm trọng thêm tình trạng gút. Nicotine trong thuốc lá gây rối loạn chuyển hóa và cản trở khả năng loại bỏ axit uric của cơ thể. Trong khi đó, bia và rượu vang chứa nhiều purin, làm tăng nồng độ axit uric và dễ gây cơn gút cấp. Nếu bạn không thể bỏ rượu hoàn toàn, hãy hạn chế uống và chọn các loại đồ uống ít cồn hơn.
Nên cai thuốc lá và hạn chế rượu bia
Duy trì hoạt động thể chất
Lối sống ít vận động là một trong những yếu tố khiến bệnh gút trầm trọng hơn. Tập luyện thường xuyên giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh đồng mắc như tiểu đường, cao huyết áp. Bạn có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga để tăng cường sức khỏe mà không gây áp lực lên khớp.
Giữ cân nặng ở mức hợp lý
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút và khiến các cơn đau gút trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, việc giảm cân cần diễn ra một cách từ từ, tránh ăn kiêng quá mức vì giảm cân nhanh có thể gây tăng ceton trong máu, làm kích hoạt cơn gút cấp. Thay vào đó, hãy áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập luyện để giảm cân bền vững.
Giữ cân nặng ở mức hợp lý
Tránh các tác nhân gây ra cơn gút
Một số thực phẩm và yếu tố có thể làm bùng phát cơn gút mà bạn nên tránh bao gồm:
Cà chua: Một số nghiên cứu cho thấy cà chua có thể kích thích cơn gút ở một số người.
Hải sản, thịt đỏ và rượu: Đây là những tác nhân phổ biến làm tăng axit uric.
Thuốc lợi tiểu và một số thuốc hạ huyết áp: Một số loại thuốc có thể làm tăng axit uric, do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm giải pháp thay thế phù hợp.
Mất nước ban đêm: Nguy cơ bùng phát cơn gút thường cao hơn vào ban đêm do mất nước và giảm nồng độ cortisol. Hãy đảm bảo uống đủ nước vào buổi tối để hạn chế nguy cơ này.
Bệnh gút có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được nó bằng cách tuân thủ 8 nguyên tắc “chung sống hòa bình” với axit uric cao kể trên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số viên uống thành phần từ thảo dược như Viên gout Greendata giúp hỗ trợ hạ acid uric, giảm triệu chứng của gout và giảm đau nhức các khớp tay, khớp chân hiệu quả.
Greendata với công thức 9 thành phần từ các loại thảo dược vốn là khắc tinh của bệnh gout:
- Cây móng quỷ: chứa harpagoside cắt cơn đau, kháng viêm, giảm sưng tấy, phục hồi sụn khớp
- Cây dây gắm: tiêu viêm, giảm sưng nhức đau ở các ổ khớp.
- Mã đề: chứa iridoid glucosid là aucubin và chất dẫn của aucubin giúp kháng khuẩn, chống viêm, đào thải acid uric, độc tố
- Ba kích: Chứa cholin giúp khỏe xương, mạnh gân cốt
- Thổ phục linh, Trạch tả: Giảm đau, lợi tiểu, tăng cường đào thải axit uric qua nước tiểu.
- Nhàu: ức chế hình thành Xanthine oxyase – loại enzyme chuyển hóa purin thành axit uric.
- Nhọ nồi: chứa Flavonoid giúp chống viêm, giảm sưng làm giảm cơn đau gout cấp.
- Ngưu bàng: Chống oxy hóa, giảm viêm
- Hoàng bá: Chứa syringin có tác dụng giảm viêm do tinh thể muối urat và chống lại cơn gút cấp
>>>>Xem thêm thông tin chi tiết sản phẩm tại đây<<<<
Một chế độ ăn uống hợp lý, thói quen sống lành mạnh và việc sử dụng thuốc đúng cách sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ tái phát và duy trì cuộc sống khỏe mạnh hơn. Hãy chủ động kiểm soát bệnh để không bị gút cản trở cuộc sống của bạn!
Nếu đang gặp các vấn đề sức khoẻ, Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0827.111.618 để được tư vấn bởi dược sĩ chuyên môn.
ThemeSyntaxError