Nấm âm đạo nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả nhất

3P PHARMACY
Th 2 22/01/2024

Nấm âm đạo nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả nhất

Dựa trên những nghiên cứu gần đây, có hơn 75% phụ nữ trên toàn cầu đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nấm âm đạo. Đây được coi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt là những người đã kết hôn. Vậy, nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng này và làm thế nào để điều trị một cách hiệu quả?

1. Bệnh nấm âm đạo là bệnh gì? 

Bệnh nấm âm đạo là tình trạng ngứa ngáy và sưng đỏ ở khu vực kín, cùng với dịch tiết màu trắng vón cục và mùi hôi khó chịu. Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh này, nhưng nấm Candida albicans được xem là nguyên nhân phổ biến nhất.

Âm đạo khỏe mạnh và bình thường sẽ không tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida albicans phát triển. Tuy nhiên, khi mất cân bằng nồng độ pH trong âm đạo, lớp màng bảo vệ bị suy giảm, tạo ra môi trường lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển của loại nấm này, từ đó gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Đây là một trong những vấn đề phụ khoa phổ biến, có thể dễ dàng điều trị nhưng nếu việc vệ sinh không đúng cách, bệnh có thể tái phát. Ngoài tác động đến hệ sinh dục, bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày và tâm lý của phụ nữ. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Bệnh nấm đạo là gì ?

2. Biểu hiện nấm âm đạo

Nấm Candida thường xuất hiện chủ yếu ở vùng âm đạo, tuy nhiên cũng có khả năng loại nấm này ở các khu vực như miệng, họng hoặc móng tay. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh, các triệu chứng lâm sàng cũng có sự biến động, nhưng một số biểu hiện phổ biến bao gồm:

  • Khí hư ra nhiều bất thường, có mùi khó chịu và dịch tiết màu trắng vón cục.

  • Âm đạo có cảm giác ngứa ngáy không thoải mái và ở nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể trải qua cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu tiện và khó khăn khi quan hệ tình dục.

  • Trong những trường hợp nặng của bệnh nấm âm đạo, có thể gây sưng và tấy âm đạo, ảnh hưởng đến cả phần môi âm đạo. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng có thể lan ra phần bẹn và đùi.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như vậy, cần đến ngay các cơ sở khám phụ khoa tin cậy để được thăm khám. Việc phát hiện sớm sẽ giúp có liệu pháp điều trị phù hợp, đảm bảo rằng bệnh không gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn.

3. Nguyên nhân nhiễm nấm candida ở nữ giới

Có nhiều nguyên nhân nhiễm nấm candida ở nữ giới, dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:

  • Thực hiện vệ sinh vùng kín không đúng cách tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm, đặc biệt khi bị thay đổi pH âm đạo.

  • Mặc đồ lót quá chật, không thoáng khí hoặc không đổi đồ lót thường xuyên đồng thời vệ sinh kém có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.

  • Sử dụng băng vệ sinh chất lượng kém cũng gây nên bệnh.

  • Quan hệ tình dục không an toàn

  • Việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài cũng có thể làm tăng khả năng nhiễm nấm vì kháng sinh có thể diệt cả những vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. 

  • Phụ nữ mang thai hoặc có bệnh nền như đái tháo đường cũng là nhóm người có khả năng cao bị nấm âm đạo.

  • Ngoài ra còn những yếu tố khác bao gồm chế độ sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch suy yếu và thiếu ngủ.

4. Cách điều trị nấm âm đạo

Phương pháp điều trị nấm âm đạo phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương do nấm gây ra. Các phương pháp thông thường điều trị viêm nấm Candida là sử dụng thuốc uống, đặt hoặc bôi ngoài da, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

4.1 Thuốc uống

Được chỉ định trong các tình huống nấm Candida phát triển nhanh và có nguy cơ lan sang các bộ phận khác trong cơ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng nấm cùng một số loại khác nhằm kiểm soát viêm nhiễm, đồng thời hạn chế sự phát triển và lan tỏa của nấm, nhằm tránh gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng nấm cùng một số loại khác

4.2 Thuốc đặt 

Các thành phần có trong thuốc đặt âm đạo sẽ nhanh chóng tiêu diệt tế bào nấm, từ đó giúp kiểm soát hoạt động và sự phát triển của nấm ở vùng kín.

4.3 Thuốc bôi 

Loại thuốc này được sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín. Ngoài ra, thuốc bôi còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm Candida và ngăn chặn nấm lan rộng hơn.

Cần lưu ý mỗi nhóm đối tượng khác nhau sẽ được kê đơn thuốc khác nhau. Tuyệt đối không nên tự áp dụng toa thuốc của người này cho người khác có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh tim mạch, suy gan, suy thận hoặc thiếu máu cục bộ, cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị cụ thể của bác sĩ.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín và cảm thấy lo lắng, người phụ nữ nên ngưng sử dụng ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ để có hướng dẫn chuyển sang loại thuốc phù hợp hơn.

Một số trường hợp, để điều trị hoàn toàn bệnh viêm âm đạo do nấm Candida, cần kết hợp điều trị đồng thời với chồng hoặc đối tác tình dục, vì trong quá trình quan hệ, nấm men có thể lưu lại ở bao quy đầu nam giới, gây bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

5. Phòng ngừa nấm âm đạo 

Dựa trên nguyên nhân gây ra nấm Candida trong âm đạo và để bảo vệ sức khỏe của mình, chị em có thể thực hiện những biện pháp sau đây để phòng ngừa hoặc tái phát nấm âm đạo: 

  • Vệ sinh: đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi tiểu tiện, đại tiện trước và sau khi quan hệ tình dục và trong những ngày kinh nguyệt.

  • Dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp: sử dụng dung dịch vệ sinh dành cho vùng kín phù hợp, nhẹ nhàng rửa sạch bên ngoài âm đạo mà không nên thụt rửa sâu vào bên trong.

  • Chọn quần lót thích hợp: chọn quần vừa vặn với cơ thể, được làm từ chất liệu thoải mái và thông thoáng để ngăn chặn ẩm ướt và mồ hôi.

  • Giặt riêng quần lót: giặt riêng quần lót với quần áo khác và nên phơi dưới ánh nắng mặt trời. Thay mới quần lót sau 3-6 tháng sử dụng.

  • Quan hệ tình dục an toàn: chung thủy chế độ 1 vợ 1 chồng và sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su để giảm nguy cơ lây nhiễm.

  • Kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ: đi khám phụ khoa mỗi 6 tháng một lần để theo dõi sức khỏe. Tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn tái khám của bác sĩ khi đang điều trị để ngăn chặn tái phát của bệnh gây nguy hiểm.

Dung dịch vệ sinh phụ nữ RitaFive - Dung dịch vệ sinh phụ nữ được các chuyên gia khuyên dùng trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa

>>>>MUA NGAY TẠI ĐÂY<<<<

  • Dầu tràm chứa Alpha- Terpineo có trong dầu tràm có tính sát trùng tốt (diệt khuẩn , nấm và siêu vi) giúp kháng khuẩn và chống nấm.

  • Acid Lactic: thành phần chiết xuất từ sữa tươi, giúp cân bằng sinh lý của niêm mạc. Acid lactic là một thành phần được cơ thể tiết ra để tạo độ pH acid cho vùng kín, giữ vùng kín ẩm tự nhiên không bị khô, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.

  • Cúc la mã: chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng, làm lành các vết trầy xước, giảm sưng đau.

Sản phẩm được sử dụng hàng ngày, làm sạch và khử mùi hôi. 

Dùng cho sản phụ trước và sau khi sinh sản, vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài cho cả nam và nữ trước và sau khi quan hệ tình dục, dùng RitaFive hàng ngày để giúp chống viêm, chống nấm, kháng khuẩn. 

Liên hệ tới số hotline 0827111618 nếu bạn đang gặp các vấn đề phụ khoa để được tư vấn trực tiếp bởi Dược sĩ có chuyên môn cao. 

 

 



















ThemeSyntaxError