Hiện tượng rong kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

3P PHARMACY
Th 2 22/01/2024

Hiện tượng rong kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

Rong kinh là tình trạng kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày, mất nhiều máu, gây ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý và sức khỏe của phụ nữ. Nếu không được điều trị kịp thời, rong kinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây ra vô sinh.

1. Dấu hiệu rong kinh

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 28 - 32 ngày, với thời gian hành kinh trung bình là 3 - 5 ngày và mất khoảng 50 - 80ml máu. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không đông, chứa nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo, tử cung cũng như các vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo.

Dấu hiệu rong kinh là hiện tượng khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đúng chu kỳ nhưng kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml mỗi chu kỳ. Rong kinh rong huyết có dấu hiệu là kinh nguyệt ra nhiều (hoặc ít), cần sử dụng nhiều băng vệ sinh và thay băng liên tục mỗi giờ. Khi đi ngủ, lượng kinh nguyệt vẫn tiếp tục ra nhiều. Máu kinh thường tụ thành cục lớn kèm theo đau bụng dưới. Nếu kinh nguyệt kéo dài đi kèm với cường kinh kéo dài sẽ gây ra mệt mỏi, thở nhanh và kèm theo các dấu hiệu thiếu máu.

Hiện tượng rong kinh 

2. Nguyên nhân bị rong kinh 

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường được phân loại thành hai loại chính: Rong kinh cơ năng và Rong kinh thực thể.

Rong kinh cơ năng

  • Thường xuất hiện ở giai đoạn đầu và cuối thời kỳ dậy thì hay tiền mãn kinh.

  • Trong giai đoạn này, sự thay đổi của nội tiết tố, đặc biệt là tăng đột ngột hoặc giảm mạnh của estrogen, có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và lượng máu kinh tăng nhiều.

  • Trong khoảng hai năm đầu sau khi bắt đầu có kinh thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ không đều, có thể kéo dài từ 21 đến 40 ngày, dao động lên xuống 10 ngày giữa các chu kỳ.

Rong kinh thực thể

  • Gây ra bởi tổn thương thực thể tại tử cung hoặc buồng trứng, chẳng hạn như viêm nội mạc tử cung, polyp buồng tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nguyên bào nuôi, ung thư nội mạc tử cung,...

  • Một số loại thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp, có thể gây ra hiện tượng rong kinh.

3. Rong kinh có nguy hiểm không ?

Rong kinh có nguy hiểm không ? Dưới đây là một số hệ lụy: 

  • Hiện tượng rong kinh kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, khó thở,...

  • Hiện tượng rong kinh kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Vi khuẩn có thể lan từ âm hộ vào âm đạo, buồng tử cung, lên vòi trứng gây các tình trạng viêm nhiễm và có thể gây vô sinh sau này. 

  • Hiện tượng rong kinh ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý, gây cảm giác khó chịu và khiến phụ nữ sợ hãi khi đến kỳ kinh nguyệt.

  • Hiện tượng rong kinh cũng có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, có thể dẫn đến biến chứng nặng hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4. Cách trị rong kinh 

Phương pháp điều trị rong kinh phụ thuộc vào nguyên nhân và mong muốn sinh con của phụ nữ. 

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc như thuốc tránh thai, giảm đau, hoặc chống viêm để cải thiện tình trạng. 

Nếu thuốc không đạt hiệu quả, có thể phải đề xuất phẫu thuật, như nong nạo tử cung, cắt đốt nội mạc tử cung hoặc thậm chí phải cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, các phương pháp này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con, thích hợp cho phụ nữ lớn tuổi hoặc không muốn có thêm con. 

Vì mỗi trường hợp là khác nhau, nên cần tìm hiểu nguyên nhân và thăm bác sĩ Sản Phụ khoa để đề xuất phác đồ điều trị chính xác và hiệu quả nhất. 

Hy vọng bài viết trên đây giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về rong kinh. Nếu có thắc mắc bất cứ vấn đề nào, vui lòng liên hệ hotline 0827111618 để được tư vấn trực tiếp bởi Dược sĩ chuyên môn. 




ThemeSyntaxError