Trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm không ?
3P PHARMACY
Th 6 01/12/2023
Giải đáp thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm không ?
Giai đoạn chuyển mùa thường là thời kỳ mà các bé sơ sinh dễ mắc phải cảm lạnh, tình trạng này có thể tạo ra nhiều triệu chứng khó chịu và sẽ kéo dài nếu không được phát hiện kịp thời. Trong trường hợp này, nhiều bậc phụ huynh thường loay hoay không biết chăm sóc bé như nào, đặc biệt là thắc mắc trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm không. Để hiểu rõ hơn về cách chăm sóc bé, hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Tại sao trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do khả năng miễn dịch của trẻ chưa được phát triển đầy đủ. Trong khoảng thời gian đầu đời, trẻ sơ sinh dễ mắc cảm lạnh do chưa có đủ sức đề kháng đối với nhiều loại virus gây bệnh.
Trong môi trường chăm sóc hàng ngày, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hơn bị cảm lạnh khi có chung không gian với nhiều trẻ khác hoặc người lớn. Các nghiên cứu cho thấy cảm lạnh thông thường là kết quả của nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, xuất phát từ nhiều loại virus khác nhau, trong đó Rhinovirus là phổ biến nhất. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể của trẻ thông qua miệng, mũi hoặc mắt qua việc tiếp xúc với người bệnh hoặc nói chuyện.
Ngoài ra, cảm lạnh cũng có thể lây lan qua tiếp xúc. Khi người chăm sóc trẻ chạm vào trẻ bị bệnh hoặc do truyền từ người khác đến người chăm sóc trẻ.
Tại sao trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Biểu hiện đầu tiên của cảm lạnh ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu bằng ngạt mũi hoặc chảy nước mũi. Ban đầu, nước mũi có thể trong, nhưng sau đó có thể đặc lại và chuyển sang màu vàng hoặc xanh.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể trải qua các biểu hiện khác của cảm lạnh như sốt, hắt hơi, và ho khan. Những triệu chứng này khiến trẻ không thoải mái, dẫn đến tình trạng quấy khóc, khó ngủ, bú ít hoặc không chịu bú do tình trạng ngạt mũi.
Các trường hợp cảm lạnh ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm, nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm thanh khí phế quản cấp. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh và trong độ tuổi từ 2 đến 3 tháng tuổi nên được đưa đến khám tại các bác sĩ nhi khoa, đặc biệt là khi trẻ có sốt cao.
Đối với trẻ lớn hơn nếu bị cảm lạnh kèm theo sốt cao trên 39 độ C hoặc sốt cao kéo dài trên 5 ngày, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám, không phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ.
Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh có biểu hiện cảm lạnh kèm theo các dấu hiệu như nổi ban đỏ trên da, nôn mửa, tiêu chảy, ho dai dẳng và đờm nhiều cần phải đưa trẻ nhập viện, vì đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
Trẻ không thoải mái, dẫn đến tình trạng quấy khóc
3. Trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm không ?
Thực tế, một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mắc cảm lạnh có thể xuất phát từ việc tắm nước lạnh, tắm lâu và tắm quá nhiều lần trong một ngày. Trong trường hợp này, cơ thể của trẻ dễ bị cảm lạnh, dẫn đến viêm họng và ho. Nhiều mẹ nghĩ rằng khi trẻ mắc cảm lạnh, tắm có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, do đó thường giữ quan điểm không nên tắm cho con.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tắm cho bé khi bé bị cảm lạnh vẫn có thể thực hiện được, miễn là mẹ thực hiện đúng cách. Nguyên nhân khiến trẻ mắc cảm lạnh thường do phương pháp tắm không đúng. Nếu mẹ biết tắm đúng cách thì ngay cả khi bé đang bệnh, tắm còn có thể mang lại lợi ích cho bé.
Cơ thể của trẻ sơ sinh thường tiết nhiều mồ hôi, nếu không tắm, mồ hôi có thể bịt lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra các vấn đề về da. Ngoài ra, việc mồ hôi tiết ra nhiều cũng có thể khiến cho bé cảm thấy khó chịu và suy yếu sức khỏe. Do đó, việc tắm sạch sẽ không chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn mà còn giảm nguy cơ mắc các vấn đề da liễu.
Hơn nữa, khi tắm bé với nước ấm, không chỉ giúp kích thích lưu thông máu trong cơ thể mà còn hỗ trợ loại bỏ dịch đờm và long đờm, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe. Việc tắm nước ấm đúng cách cũng đồng thời giảm các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, và ho một cách rõ rệt.
Do đó, đối với câu hỏi liệu trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm không, câu trả lời là có. Ba mẹ vẫn nên tắm cho bé nhưng cần tắm đúng cách để không làm ảnh hưởng tới bé.
Trẻ sơ sinh bị cảm có nên tắm không ?
4. Tắm đúng cách khi trẻ sơ sinh bị cảm
Phải sử dụng nước ấm: đây là một nguyên tắc quan trọng khi tắm cho bé sơ sinh. Ngay cả trong thời tiết nắng nóng, việc tắm bé bằng nước ấm là cực kỳ quan trọng. Hãy kiểm tra nhiệt độ nước để đảm bảo an toàn cho bé trước khi bắt đầu quá trình tắm.
Phòng tắm cho bé cần kín đáo: để tránh bé bị nhiễm lạnh phải tắm cho bé trong phòng kín đáo và ấm áp. Đóng cửa kín để ngăn gió lạnh thổi vào.
Tắm nhanh cho bé: lưu ý khi tắm cho bé khi đang bị cảm là phải tắm nhanh hơn bình thường. Mẹ chỉ cần tập trung lau rửa mặt và cơ thể bé là được.
Sử dụng quạt sưởi khi tắm bé: đặc biệt là trong mùa đông, để tạo ra không gian ấm áp, giúp bé đỡ lạnh hơn khi tắm
Thêm một chút tinh dầu vào nước tắm: mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu tràm, tinh dầu oliu hoặc bạc hà vào chậu nước tắm của bé, sau đó khuấy đều trước khi bé tắm. Cách này không chỉ giúp bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn mà còn giúp loại bỏ đờm, cải thiện tình trạng bệnh và giúp bé giảm cảm lạnh hiệu quả.
Sử dụng quạt sưởi khi tắm bé
Sau khi bé tắm xong, mẹ nên sử dụng khăn bông mềm đã chuẩn bị để nhẹ nhàng lau khô cơ thể bé. Sau đó, mặc quần áo ấm cho bé và cho bé bú ngay để tạo ra nguồn nhiệt cho cơ thể, giúp bé cảm thấy ấm áp hơn.
Nếu bé nhà bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, đừng ngần ngại gọi vào số hotline 0827111618 để nhận được tư vấn trực tiếp từ Đội ngũ dược sĩ chuyên môn.
ThemeSyntaxError