Giải đáp thắc mắc: Đau dạ dày uống cà phê được không ?
3P PHARMACY
Th 5 04/01/2024
Giải đáp thắc mắc: Đau dạ dày uống cà phê được không ?
Cà phê là thức uống yêu thích không thể thiếu để bắt đầu một ngày mới đối với rất nhiều người. Tuy nhiên, theo ý kiến của bác sĩ, những người mắc bệnh lý dạ dày nên hạn chế hoặc tránh uống cà phê, vì chất caffeine trong cà phê có thể gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe của dạ dày. Hãy cùng Nhà thuốc 3P Pharmacy cùng tìm hiểu vấn đề “Đau dạ dày uống cà phê được không” qua bài viết dưới đây.
Đau dạ dày uống cà phê được không?
1. Uống cà phê ảnh hưởng như thế nào đến dạ dày ?
Uống cà phê có đau dạ dày không, uống cà phê ảnh hưởng như thế nào đến dạ dày là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, hương vị đắng của cà phê có thể kích thích sản xuất axit dạ dày. Điều này được cho là nguyên nhân đóng góp vào việc gây đau dạ dày và làm trầm trọng các bệnh lý dạ dày như hội chứng ruột kích thích (IBS). Đồng thời, nó cũng gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu, trào ngược axit và loét dạ dày.
Caffeine là một chất kích thích tự nhiên có tác dụng kích thích trí não và hệ thần kinh trung ương, giúp giảm mệt mỏi và tăng sự tỉnh táo. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng caffeine gây tăng tần suất các cơn co thắt trong hệ tiêu hóa.
Như vậy, trả lời cho câu hỏi “Đau dạ dày có nên uống cà phê” thì câu trả lời là nên hạn chế hoặc tránh sử dụng cà phê để ngăn bệnh trở nặng hơn. Lượng caffeine lớn trong cà phê có thể tăng nhanh nồng độ axit và dịch vị từ dạ dày, dẫn đến sự phát triển của các vết loét trong niêm mạc dạ dày, hoặc thậm chí có thể dẫn đến xuất huyết. Cà phê cũng kích thích ruột non gây ra tiêu chảy hoặc các vấn đề liên quan đến hội chứng ruột kích thích.
2. Cách uống cà phê cho người đau dạ dày
Nếu vẫn muốn tận hưởng hương vị cà phê mà không hại đến dạ dày, bạn có thể chọn lựa liều lượng và loại cà phê phù hợp. Dưới đây là một số mẹo giúp thưởng thức cà phê mà không ảnh hưởng đến dạ dày:
Uống từng ngụm nhỏ: người mới bắt đầu nên uống cà phê từng ngụm nhỏ để giúp dạ dày thích ứng một cách nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái.
Tránh uống khi đói: hạn chế uống cà phê khi đói, vì cà phê chứa cả caffeine và axit. Có thể uống cùng với bữa ăn hoặc khi bụng không đói có thể giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
Rang cà phê đến màu sẫm: rang cà phê ở nhiệt độ cao có thể giảm tính axit. Rang đến khi có màu sẫm hơn giúp giảm axit hơn so với cà phê rang nhạt màu.
Uống cà phê lạnh: nghiên cứu cho thấy cà phê lạnh có nồng độ axit ít hơn so với cà phê nóng.
Chọn loại cà phê có bã lớn: cà phê từ bã cà phê lớn thường chứa ít axit hơn so với cà phê có bã nhỏ, giúp làm giảm các tác động tiêu cực lên dạ dày.
3. Những loại đồ uống tốt cho người đau dạ dày
Người mắc bệnh đau dạ dày cần tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học và kiêng khem đúng cách để hỗ trợ quá trình hồi phục và ngăn chặn tái phát bệnh. Có thể tham khảo một số đồ uống tốt hơn cho dạ dày ngoài cà phê:
Trà thì là: phytoestrogen trong trà thì là giúp ức chế co thắt và ngăn chặn trào ngược dạ dày. Trà cây thì là không chỉ chống viêm và chữa bệnh, mà còn giảm đầy hơi, hấp thụ dinh dưỡng tối đa, ngăn táo bón và kích thích tiêu hóa. Hạt cây thì là còn tái tạo mô tổn thương, ngăn chặn tổn thương thêm cho đường tiêu hóa.
Trà xanh: không chỉ mang lại những lợi ích làm đẹp từ chất chống viêm và chống oxy hóa cao mà còn có tác dụng trong việc giảm đau dạ dày. Buổi sáng là thời điểm lý tưởng để thưởng thức trà, nó có thể mang lại tinh thần tỉnh táo tương tự uống cà phê đồng thời giúp giảm khó chịu từ cơn đau dạ dày.
Trà gạo: trà gạo, với hương vị thanh mát và cung cấp một lượng tinh bột vừa đủ hỗ trợ rất hiệu quả trong việc giảm đau dạ dày. Bạn có thể phối hợp trà xanh với gạo trắng hoặc gạo lứt. Trong trường hợp sử dụng gạo trắng, nên rang nó cho đến khi có màu vàng đậm trước khi pha cùng trà xanh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất nên sử dụng gạo lứt.
Nước nghệ và mật ong: có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, giúp giảm thiểu kích thước vùng viêm nhiễm.
Nước ép cà rốt và bạc hà: cung cấp dưỡng chất và hỗ trợ quá trình lành của niêm mạc dạ dày.
Giấm táo: có khả năng kiểm soát acid trong dạ dày và cân bằng độ pH.
Sữa chua: chứa probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Việc lựa chọn đồ uống phù hợp không chỉ giúp giảm bớt cảm giác đau và viêm nhiễm mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể.
Nếu bạn đang gặp tình trạng đau dạ dày thì lời khuyên là vẫn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm gây hại như cà phê để dạ dày được ổn định và phục hồi các tổn thương, sau đó có thể sử dụng lại. Bạn có thể tham khảo sản phẩm Viên dạ dày Lusenka
Dưỡng chất từ Lusenka sẽ thấm sâu vào niêm mạc dạ dày giúp các vết loét được làm lành, tái tạo nhanh. Đồng thời giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, kháng lại vi khuẩn Hp và ngăn chặn tái phát. Dạ dày và hệ tiêu hóa ổn định sẽ giúp hấp thu tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe hoặc muốn tư vấn kỹ hơn về sản phẩm, vui lòng liên hệ hotline 0827111618 để được tư vấn trực tiếp bởi Đội ngũ dược sĩ có chuyên môn cao.
ThemeSyntaxError