Giải đáp thắc mắc: Bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng gì để có thai kỳ khỏe mạnh
3P PHARMACY
Th 3 30/01/2024
Giải đáp thắc mắc: Bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng gì để có thai kỳ khỏe mạnh
Giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nhất, khi các cơ quan của thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển. Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của mẹ và bé. Hãy cùng Nhà thuốc 3P Pharmacy giải đáp thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng gì để có thai kỳ khỏe mạnh trong bài viết dưới đây.
1. Không nên ăn thịt sống
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên kiêng gì liên quan đến thực phẩm chứa thịt sống như tré, nem chua, gỏi sống, tiết canh, phở bò tái,... Vì những thực phẩm này có thể chứa các loại ký sinh trùng như Toxoplasma gondii (trùng cong), Salmonella, Listeria và khuẩn E. coli.
Nếu mẹ bầu nhiễm phải các loại ký sinh trùng này, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm não, viêm da, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tử cung, sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của thai nhi như gây dị tật bẩm sinh và tổn thương não bộ. Vì vậy, mẹ bầu nên ưu tiên ăn chín và uống sôi, đồng thời nấu thực phẩm một cách kỹ lưỡng để tiêu diệt các mầm bệnh tiềm ẩn.
2. Cá, hải sản sống
Mẹ mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì chứa hải sản sống để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn từ Vibrio, Salmonella, Listeria và vi-rút Norovirus (gây nôn mửa). Một số món hải sản sống như sushi, sashimi, gỏi, hàu sống, sò điệp sống và các món tương tự nên được tránh để ngăn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, viêm ruột, tiêu chảy,... Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ hải sản sống có thể tăng nguy cơ mẹ bầu sinh non (chuyển dạ trước 37 tuần thai) và sảy thai.
Mẹ mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì chứa hải sản sống
3. Trứng sống
Bà bầu 3 tháng nên kiêng gì? Đó là trứng sống. Trong lòng đỏ trứng sống chứa vi khuẩn Salmonella, một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nếu mẹ bầu nhiễm khuẩn Salmonella, thường xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, sốt, co thắt dạ dày. Các triệu chứng này thường bắt đầu từ sau khoảng 6 giờ đến 6 ngày sau khi nhiễm bệnh và có thể kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Khi nhiễm bệnh, mẹ bầu sẽ trải qua tình trạng buồn nôn liên tục, ớn lạnh và có thể có máu lẫn trong phân. Nhưng khi nấu chín lòng đỏ trứng có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Salmonella, giúp ngăn chặn các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nguy hiểm.
4. Kiêng ăn dứa
Dứa chứa bromelain, một loại enzyme có khả năng phá vỡ protein trong cơ thể, gây co thắt tử cung, làm mềm cổ tử cung và tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Bromelain cũng ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất prostaglandin, gây ức chế quá trình cầm máu và dẫn đến chứng chảy máu bất thường ở mẹ bầu.
Tuy nhiên, enzyme bromelain chủ yếu tập trung trong lõi của quả dứa, ít tồn tại trong phần thịt. Để đảm bảo sức khỏe, khi ăn dứa, mẹ bầu nên bỏ hoàn toàn lõi dứa và hạn chế ăn nhiều hoặc ăn thường xuyên. Để an toàn nhất, mẹ bầu nên tránh ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đặc biệt, dứa có chỉ số đường huyết trung bình là 66, nếu mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn dứa ở mức độ vừa phải để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Dứa chứa bromelain, một loại enzyme có khả năng phá vỡ protein trong cơ thể
5. Cua, ghẹ
Cua và ghẹ là nguồn chất đạm dồi dào, ít chất béo, là lựa chọn tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, việc ăn cua, ghẹ quá nhiều và thường xuyên, có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, dị ứng và ngộ độc thủy ngân (trường hợp hiếm gặp).
Dị ứng cua và ghẹ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của mẹ nhận nhầm một loại protein trong thịt cua là có hại. Kết quả là cơ thể sẽ sản xuất immunoglobulin E (IgE) là một loại kháng thể chống lại "chất gây dị ứng", dẫn đến hình thành các triệu chứng dị ứng như đỏ bừng mặt, ngứa và phát ban (nổi mề đay) trên toàn cơ thể.
Để đảm bảo an toàn khi ăn cua, mẹ bầu cần kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đảm bảo chúng được bán tại những nơi sạch sẽ. Khi ăn cua, phần thịt nên không có mùi tanh, nhầy nhụa hoặc trông "nhão nhẹt". Đồng thời, phần vỏ không được nứt trước khi nấu, và thịt cua chín phải có màu trắng đục mà không bị nhũn.
6. Hạt vừng
Vừng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, protein, chất xơ, canxi, magie và kali, rất có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng trong ba tháng đầu thai kỳ, nên hạn chế tiêu thụ hạt vừng quá nhiều vì có thể gây tăng cảm giác buồn nôn.
Hạt vừng cũng chứa nhiều chất xơ, nên nếu tiêu thụ lượng lớn có thể tạo ra một lớp chất xơ dày đặc bám trên thành ruột non, gây tình trạng đầy hơi và đau bụng. Mẹ bầu có thể thay phiên nhau giữa hạt vừng và các loại hạt khác hoặc trái cây khô như nho khô, hạnh nhân, lạc, quả óc chó và những nguồn dinh dưỡng khác.
7. Nha đam
Không nên tiêu thụ quá mức nha đam trong thời kỳ mang thai, vì nha đam chứa anthraquinone, một hợp chất có tác dụng tẩy rửa mạnh, kích thích hệ tiêu hóa và gây ra tình trạng tiêu chảy. Hiện tượng tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước, suy dinh dưỡng và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
8. Rau củ muối chua
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên kiêng gì chứa nhiều natri như rau củ muối chua. Việc tiêu thụ một lượng lớn muối có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thận của thai nhi và gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim trong thai kỳ. Ngoài ra, rau muối chua thường có độ axit cao do quá trình lên men, có thể gây ra cảm giác "xót ruột" hay trào ngược dạ dày và ợ chua.
Mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên kiêng gì chứa nhiều natri như rau củ muối chua
9. Rau ngót
Rau ngót có hàm lượng cao papaverin, một hợp chất có tác dụng làm giãn mạch máu và hạ huyết áp tương tự như trong cây thuốc phiện. Mỗi 100g rau ngót chứa khoảng 580mg papaverin. Khi tiêu thụ lượng lớn rau ngót có thể dẫn đến tụt huyết áp, mất ngủ và kích thích lên cơ trơn của tử cung, gây ra hiện tượng co thắt không đều, đe dọa đến quá trình mang thai và tăng nguy cơ sảy thai.
10. Bia rượu
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên kiêng gì liên quan đến cồn như rượu bia. Theo các nghiên cứu, uống rượu bia trong ba tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi, khiến trẻ phát triển chậm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi mẹ chỉ uống rượu bia một lần mỗi tuần trong suốt thai kỳ thì việc uống rượu bia trong ba tháng đầu có thể gây ngộ độc thần kinh cho thai nhi so với giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Vì vậy, mẹ bầu nên tuyệt đối tránh xa rượu bia để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc cho các mẹ bầu 3 tháng đầu nên kiêng gì để có thai kỳ khỏe mạnh.. Trong mọi tình huống, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Nếu có thắc mắc thông tin gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0827111618 để được tư vấn trực tiếp bởi Dược sĩ chuyên môn.
ThemeSyntaxError