Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn ?
3P PHARMACY
Th 2 04/12/2023
Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn ?
Bình quân mỗi người trưởng thành cần ngủ khoảng 7- 9 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, những áp lực từ công việc, gia đình và lối sống thường khiến chúng ta phải giảm thời gian ngủ. Việc thiếu ngủ vài ngày không đáng lo ngại, nhưng thiếu ngủ kéo dài có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe cả về mặt thể chất và tinh thần. Cùng tìm hiểu về vấn đề giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe trong bài viết dưới đây.
1. Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Ngủ đủ giấc có thể mang lại rất nhiều lợi ích:
Kéo dài tuổi thọ
Đối với người trưởng thành, thời gian ngủ lý tưởng nhất là từ 7-8 giờ mỗi đêm. Các nhà nghiên cứu từ Anh và Ý đã phân tích dữ liệu từ 16 cuộc nghiên cứu trong suốt 25 năm, bao gồm hơn 1.3 triệu người và hơn 100,000 trường hợp tử vong. Theo kết quả được công bố trên tạp chí Sleep, những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 12% so với người bình thường. Ngược lại, những người ngủ nhiều hơn 8-9 giờ mỗi đêm đối mặt với nguy cơ cao hơn, lên đến 30%.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người giảm thời gian ngủ từ 7 giờ xuống còn 5 giờ hoặc ít hơn sẽ có tỷ lệ tử vong cao hơn 1.7 lần.
Ăn ngon miệng
Thói quen ngủ ít có thể tăng nhu cầu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ban đêm, mọi hoạt động và nhu cầu calo giảm đi. Nhưng khi thiếu ngủ, não sẽ tiết ra các hóa chất báo tín hiệu đói cho cơ thể, dẫn đến tình trạng ăn nhiều hơn, tập thể dục ít hơn, và tăng cân.
Một cuộc thử nghiệm với hơn 5000 người trưởng thành ở Nhật Bản đã cho thấy rằng những người ngủ ít hơn 4.5 tiếng hoặc nhiều hơn 8.5 tiếng có chỉ số BMI và chỉ số A1C (chỉ số đo lường đường huyết trong 3 tháng) cao hơn so với người bình thường. Những người ngủ từ 6.5 – 7.4 tiếng mỗi đêm có mức A1C thấp nhất trong số tất cả những người tham gia nghiên cứu.
Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng trẻ em thiếu ngủ có nguy cơ mắc bệnh béo phì và có chỉ số BMI cao hơn, những vấn đề này có thể kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.
Tăng sức đề kháng cho cơ thể
Khi bạn đang ngủ, hệ miễn dịch của cơ thể tiết ra nhiều hợp chất quan trọng được gọi là cytokines. Các cytokines này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ miễn dịch chống lại các tình trạng viêm nhiễm và nhiễm trùng. Nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ không sản xuất đủ lượng cytokines cần thiết.
Cải thiện trí nhớ
Ngoài việc giúp tăng cường sự tập trung, giấc ngủ còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và củng cố trí nhớ. Nghiên cứu chỉ ra rằng một giấc ngủ sâu sau quá trình học tập có thể giúp duy trì độ nhớ. Đồng thời, giấc ngủ cũng giảm thiểu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài lên bộ nhớ.
Khi bị thiếu ngủ sẽ:
Khó khăn trong quá trình tiếp nhận và ghi nhớ thông tin do nơron thần kinh hoạt động quá mức.
Giảm khả năng nhận thức và đánh giá sự việc.
Mất khả năng tiếp cận các thông tin đã được học trước đó.
Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác
Ngủ đủ giấc được coi là một thói quen quan trọng, tương tự như tập thể dục và duy trì chế độ ăn lành mạnh. Thiếu ngủ gắn liền với nguy cơ cao mắc các bệnh như béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường,...
2. Làm thế nào để có một giấc ngủ ngon ?
Để tăng chất lượng giấc ngủ, có thể áp dụng một số cách sau:
2.1 Lên lịch trình cụ thể cho giấc ngủ
Hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm, kể cả ngày nghỉ. Thói quen này giúp bạn xây dựng một chu kỳ sinh học ổn định, từ đó giúp cơ thể và tâm trạng thiết lập một kỉ luật. Việc này cũng giúp xây dựng các thói quen tốt trước khi đi ngủ như việc tắm nước ấm, đọc sách và nhiều thói quen khác.
2.2 Tránh dùng chất kích thích
Caffeine, chocolate và nicotine có thể làm tăng sự tỉnh táo và cản trở giấc ngủ. Còn đối với các thức uống có chứa cồn, ban đầu chúng có thể làm bạn cảm thấy buồn ngủ, nhưng sau đó chúng có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào giữa đêm. Hãy tránh xa những thứ này ít nhất 4 tiếng trước khi chuẩn bị đi ngủ.
Tránh dùng chất kích thích như cà phê
2.3 Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động vận động thể chất trong ngày có thể giúp bạn dễ dàng ngủ vào ban đêm. Tập thể dục không chỉ giúp cho giấc ngủ sâu nhưng không nên tập thể dục quá gần giờ đi ngủ, vì điều này có thể khiến mất năng lượng cần thiết để ngủ.
2.4 Hạn chế căng thẳng trong ngày
Thử một số phương pháp giảm căng thẳng trước khi đi ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hãy thử có một cuốn sổ ghi chú gần giường để ghi lại những suy nghĩ và lo lắng của bản thân. Cũng có thể tập yoga, tập thiền, đi massage, hoặc đi dạo nhẹ nhàng để giúp giảm stress trước khi đi ngủ.
2.5 Ăn những thực phẩm tốt cho giấc ngủ
Có một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây, cá, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và hạt; hạn chế chất béo, đồ ngọt và đồ nướng, thực phẩm chiên hoặc hun khói…Những thực phẩm như lạc tiên, tâm sen, vông nem, củ bình vôi,... là những thực phẩm tốt cho sức khỏe giấc ngủ. Có thể thấy những thành phần này trong sản phẩm Dưỡng tâm an thần Sleepstar, ngoài ra sản phẩm còn bổ sung thêm Melatonin là một hormon ở tuyến tùng có tác dụng điều hòa giấc ngủ, bổ sung melatonin giúp chữa mất ngủ và cân bằng lại nhịp sinh học của cơ thể một cách hoàn toàn tự nhiên. Sản phẩm giúp dễ ngủ, nhanh buồn ngủ, ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn, giảm stress, căng thẳng thần kinh.
Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe hoặc biết thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng liên hệ theo số hotline 0827111618 để được tư vấn trực tiếp bởi Đội ngũ dược sĩ có chuyên môn cao.
ThemeSyntaxError