Gai cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
3P PHARMACY
Th 3 30/01/2024
Gai cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Gai cột sống không chỉ là một căn bệnh gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tên gọi của bệnh đã nói lên phần nào cảm giác đau đớn mà người bệnh phải chịu đựng. Để có cái nhìn toàn diện hơn về bệnh lý và cách điều trị bệnh, hãy cùng Nhà thuốc 3P Pharmacy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Gai cột sống là gì ?
Đau cột sống giống như cảm giác đau xương khớp, thường xuất phát từ sự tích tụ quá mức canxi trong cơ thể, tạo nên những gai xương gây đau buốt ở khu vực cột sống lưng. Thực tế, bệnh gai cột sống không phải ai cũng hiểu rõ, và đây thường là một khái niệm có thể bị nhầm lẫn với các tình trạng khác như đau lưng, đau dây thần kinh,...
Bệnh gai cột sống là một tình trạng ảnh hưởng trực tiếp đến xương khớp, đặc biệt là ở vùng cột sống lưng. Hàm lượng canxi cao trong cơ thể tích tụ lại tạo nên tình trạng gai cột sống. Nếu người bệnh không may bị tổn thương ở khu vực cột sống, thì đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của gai cột sống.
Gai cột sống là gì ?
2. Dấu hiệu gai cột sống
Bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh chỉ nhận ra tình trạng của mình khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng do các cơn đau hành hạ hoặc tình cờ đi khám tổng quát. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm đau vai, cảm giác buốt ở thắt lưng, và tê bì ở cả chân và tay. Các dấu hiệu thường gặp có thể kể đến như:
Đau ở cổ hoặc thắt lưng: ban đầu chỉ là những dấu hiệu xơ, cứng và mỏi ở cột sống lưng, cổ. Càng về sau, cảm giác đau nhức càng tăng, thậm chí có thể là đau buốt. Đặc biệt, khi bệnh nhân di chuyển hoặc đứng dậy đau sẽ tăng và giảm đi khi họ nghỉ ngơi.
Đau lan ra các chi: trong những trường hợp nặng, cơn đau của gai cột sống cổ có thể lan ra vai và kéo dài xuống cả hai tay. Đối với gai cột sống lưng, ngoài gây ra cơn đau ở vùng lưng, nó cũng lan tỏa theo chiều dọc xuống cả hai chân.
Tê bì và mất cảm giác ở các chi: gai cột sống gây chèn ép lên khiến cơ bắp yếu dần, đặc biệt là ở tay và chân, dẫn đến cảm giác tê bì tay chân
Rối loạn và chèn ép dây thần kinh: người bệnh có dấu hiệu như tụt huyết áp, tăng tiết mồ hôi, mất cân bằng, khó thở,...
Mất kiểm soát trong tiểu tiện và/hoặc đại tiện: đây là biểu hiện bệnh ở giai đoạn nặng. Nguyên nhân chính là do đường ống dẫn tủy bị thu hẹp, dẫn đến việc người bệnh không thể tự kiểm soát quá trình đi tiểu tiện và đại tiện.
3. Nguyên nhân gai cột sống
Bệnh gai cột sống có thể xuất phát từ sự thích ứng của xương sống trước những tổn thương hoặc sự thoái hóa của khớp xương. Cụ thể, khi khớp xương bị tổn thương, chẳng hạn như viêm nhiễm làm cho cột sống mất đi tính vững chắc. Cơ thể tự động thích ứng bằng cách tạo ra những nhánh xương hoặc gai xương xung quanh khớp bị tổn thương, nhằm tạo lớp bảo vệ. Quá trình này chính là nguồn gốc của sự hình thành của gai cột sống.
Hay phải bốc vác vật nặng, các động tác đi đứng, vận động, ngồi học, nằm ngủ ... sai tư thế rất dễ gây ra tổn thương cho cột sống.
Đây là những yếu tố gây bệnh hay gặp nhất:
Tuổi tác: cùng với quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, sự thoái hóa của cột sống theo thời gian giải thích tại sao bệnh gai đốt sống thường xuất hiện ở người lớn tuổi.
Thói quen sinh hoạt: thường xuyên nâng vật nặng, thực hiện các động tác, tư thế không đúng khi đi đứng, vận động, ngồi học hoặc khi nằm ngủ có thể dẫn đến tổn thương cho cột sống.
Chấn thương cột sống: gặp tai nạn, chấn thương như tai nạn giao thông có thể gây tổn thương cho sụn khớp.
Lắng đọng Canxi: hiện tượng này thường xuyên xuất hiện ở người lớn tuổi do sự thoái hóa của các đốt sống, gây sự lắng đọng canxi.
Bệnh viêm cột sống mạn tính: quá trình viêm có thể gây ra sự bất thường trong phần sụn cột sống, gây tổn thương và khó khăn trong vận động. Cơ thể sẽ tự điều chỉnh để khắc phục tình trạng trên, nhưng kết quả của quá trình này có thể là hình thành gai xương.
Các nguyên nhân khác: thừa cân, ít vận động hoặc vận động quá mạnh, hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích cũng tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống.
Tuổi tác là yếu tố gây bệnh hay gặp nhất
4. Cách chữa gai cột sống
Bệnh gai cột sống, mặc dù không đe dọa tính mạng của người bệnh, nhưng là một bệnh lý không thể chữa trị hoàn toàn. Các cách chữa gai cột sống chỉ giúp hạn chế các triệu chứng. Để giảm đau, người bệnh có thể thực hiện một số cách chữa gai cột sống sau:
Uống thuốc: uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ chặt chẽ liều lượng. Thuốc tây y có thể giúp giảm các triệu chứng như đau buốt ở thắt lưng, tê bì ở chân và tay.
Sử dụng dược liệu từ dân gian: bài thuốc từ các thành phần tự nhiên được biết đến có khả năng hỗ trợ điều trị gai cột sống. Lưu ý sử dụng những phương pháp này khi bệnh ở mức độ nhẹ. Bưởi, chanh, ngải cứu... là những bài thuốc hiệu quả giúp điều trị gai cột sống.
Cách trị gai cột sống lưng tại nhà
Cách trị gai cột sống lưng tại nhà hiệu quả là kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Chế độ ăn uống: ngoài yếu tố tuổi tác, thiếu hụt dưỡng chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra các vấn đề về xương khớp. Cần duy trì một chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là canxi. Tránh tiêu thụ đồ nhanh và thức ăn quá nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, việc kiểm soát cân nặng một cách chặt chẽ rất quan trọng, vì việc tăng cân quá nhanh, thừa cân hay béo phì có thể tạo áp lực không mong muốn lên hệ xương khớp.
Tập thể dụng thường xuyên: vận động đều đặn như đi bộ, yoga hay bơi lội có thể giúp làm chậm lại quá trình thoái hóa cột sống. Luôn duy trì tư thế đúng, cổ và lưng có chỗ dựa, điều chỉnh màn hình hay sách vở ngang tầm mắt, thường xuyên thay đổi tư thế. Tránh các hoạt động thể thao có cường độ cao như cử tạ và thể dục dụng cụ để giảm áp lực không mong muốn lên cột sống.
Vận động đều đặn như yoga có thể giúp làm chậm lại quá trình thoái hóa cột sống
Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện kịp thời bất kỳ tiến triển xấu nào của bệnh gai cột sống và các tình trạng sức khỏe khác, giúp xác định rõ vấn đề và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, từ đó bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tới số hotline 0827111618 để được tư vấn trực tiếp bởi Dược sĩ chuyên môn.
ThemeSyntaxError