Điều trị trào ngược dạ dày sao cho đúng ?
3P PHARMACY
Th 5 04/01/2024
Điều trị trào ngược dạ dày sao cho đúng ?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những vấn đề phổ biến trong danh sách các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Thường bệnh nhân chỉ đi khám khi đã chịu đựng hoặc tự sử dụng các loại thuốc trong thời gian dài mà không có kết quả. Đây là một bệnh lý khó điều trị dứt điểm, có tỉ lệ tái phát cao. Tuy nhiên nếu được điều trị đúng cách và kịp thời thì hoàn toàn có thể kiểm soát được. Hãy cùng Nhà thuốc 3P Pharmacy tìm hiểu về cách điều trị trào ngược dạ dày trong bài viết dưới đây.
1. Trào ngược dạ dày là gì ?
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), còn được biết đến với tên gọi trào ngược dạ dày, là một bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến tại Việt Nam. Bình thường, sau khi thức ăn được đưa vào miệng và xuống thực quản, cơ thắt thực quản mở rộng để đưa thức ăn và chất lỏng đi vào dạ dày rồi sau đó lại đóng kín. Còn ở những người mắc trào ngược dạ dày, axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản (phần ống nối từ miệng đến dạ dày), kích thích lớp niêm mạc thực quản và gây nên nhiều triệu chứng khó chịu.
Trào ngược dạ dày thực quản
2. Tác hại của trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản không đơn giản chỉ ợ nóng, ợ hơi hay khó chịu thoáng qua, mà nó còn ẩn chứa nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe hơn chúng ta tưởng. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm do trào ngược dạ dày thực quản gây ra:
Viêm đường hô hấp: dịch axit từ dạ dày trào ngược lên đường hô hấp có thể gây ra viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và thậm chí là viêm phổi. Kết quả là bệnh nhân có thể trải qua các triệu chứng như ho, khò khè, khàn tiếng kéo dài mà không đáp ứng được với các phương pháp điều trị thông thường.
Viêm loét thực quản: một hậu quả nghiêm trọng khác của trào ngược dạ dày là viêm loét thực quản. Axit từ dạ dày trào ngược có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, dẫn đến viêm nhiễm, loét, làm hẹp thực quản với các triệu chứng phổ biến như khó nuốt, cảm giác nghẹn, đau họng, đau ngực và mất cảm giác thèm ăn, đồng thời kèm theo buồn nôn và nôn.
Barrett thực quản: là một dạng tổn thương thực quản mà bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể tạo ra. Tình trạng tổn thương Barrett thực quản nặng và kéo dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư thực quản. Để chẩn đoán và đánh giá mức độ bệnh lý thường sử dụng phương pháp nội soi dạ dày.
Ung thư thực quản: là hậu quả nghiêm trọng nhất của viêm loét thực quản xuất phát từ trào ngược kéo dài. Thường xuất hiện ở nhóm người trên 50 tuổi, bệnh ít biểu hiện ở giai đoạn sớm. Trong giai đoạn tiến triển, bệnh nhân có thể trải qua những dấu hiệu như khó nuốt, đau sau xương ức và khàn tiếng. Có thể xuất hiện hạch to dưới cổ họng, bệnh nhân thường trải qua tình trạng suy kiệt và sụt cân.
3. Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày
Để điều trị trào ngược dạ dày cần kết hợp với việc dùng thuốc và duy trì thói quen ăn uống sinh hoạt để tránh tái phát.
3.1 Các thuốc điều trị dạ dày
Trên thị trường hiện có sẵn một số loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản, mỗi loại có cơ chế tác dụng và liều lượng sử dụng khác nhau. Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên tìm kiếm sự tư vấn từ những người có chuyên môn.
Thuốc ức chế bơm Proton: là nhóm thuốc ngăn tiết acid dạ dày mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi hiện nay, thuốc ức chế bơm Proton (PPI) đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản từ trung bình đến nặng, đặc biệt là khi có các biến chứng. Cơ chế hoạt động của PPI là thông qua việc ức chế sự hoạt động của enzym H+ K+ ATPase, từ đó làm giảm bài tiết axit dịch vị. Một số loại PPI phổ biến hay dùng hiện nay bao gồm: Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole
Thuốc trung hòa Acid và Alginate: các thuốc trung hòa axit dạ dày thường được sử dụng chủ yếu là nhóm thuốc chứa các muối nhôm (như carbonate, hydroxide, phosphat) và muối magie (như carbonate, hydroxide, trisilicat), như Maalox, Gastropulgite, Alusi... Nhóm thuốc này gây ra một số tác dụng phụ như táo bón hoặc tiêu chảy… Alginate có khả năng tạo thành một lớp màng trung tính, ngăn chặn dịch trào ngược hoặc thay thế cho thành phần dịch dạ dày trào lên đoạn dưới thực quản. Một trong những loại thuốc thường được sử dụng trong nhóm này là Gaviscon.
Thuốc kháng thụ thể histamin H2: Nhóm thuốc kháng thụ thể Histamin H2 có chức năng cạnh tranh với thụ thể H2 tại màng tế bào, giảm lượng axit dạ dày được tiết ra, từ đó hỗ trợ trong việc kiểm soát tình trạng viêm loét thực quản. Các thuốc trong nhóm này được sử dụng phổ biến là: Ranitidine, Zantac, Tagamet.
Thuốc tác dụng trên chức năng vận động thực quản (Prokinetics): thuốc trợ vận động (Prokinetics) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đào thải axit trong lòng thực quản. Đồng thời, chúng còn kích thích sự rỗng dạ dày và tăng cường hoạt động nhu động của cơ thực quản. Nhóm thuốc này thường được kết hợp với thuốc ức chế bơm Proton (PPI) để đạt được hiệu quả tối ưu.
Thuốc chống trầm cảm: các thuốc chống trầm cảm được đưa vào quy trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày như một biện pháp hỗ trợ, giúp giảm bớt lo âu, căng thẳng và stress - những yếu tố nguy cơ khiến bệnh tiến triển. Một số loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng như Sulpiride … Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nên cần cẩn trọng khi sử dụng.
Trên thị trường hiện có sẵn một số loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản
3.2 Chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý
Thay đổi lối sống có thể giảm tần suất trào ngược axit dạ dày. Trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày thực quản, cần áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là một số gợi ý nhỏ về điều chỉnh lối sống để giảm trào ngược axit dạ dày:
Duy trì cân nặng phù hợp: thừa cân có thể tạo áp lực lên cơ thể, đẩy dạ dày lên và gây trào ngược axit lên thực quản.
Bỏ thuốc lá: hút thuốc lá giảm khả năng hoạt động của cơ vòng thực quản, làm tăng khả năng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản.
Tránh nằm xuống ngay sau khi ăn: hạn chế ăn tối muộn và tránh nằm xuống hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn trong khoảng 2-3 giờ.
Ăn chậm, nhai kỹ: nhai thức ăn kỹ và cẩn thận trước khi nuốt
Chia nhỏ bữa ăn: phân chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ để tránh ăn quá no, giúp dạ dày không bị quá tải.
Tránh thực phẩm kích thích trào ngược axit: loại bỏ hoặc giảm thiểu thực phẩm và đồ uống kích thích như thực phẩm béo, đồ chiên rán, sốt cà chua, rượu, sô cô la, bạc hà, tỏi, hành tây và caffeine. Thay vào đó hãy ăn nhiều trái cây và rau xanh.
Tránh mặc quần áo bó sát: tránh quần áo quá chật để không tạo áp lực lên phần bụng và cơ vòng thực quản, từ đó giảm khả năng trào ngược dạ dày thực quản.
Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng Dưỡng chất từ Lusenka thấm sâu vào niêm mạc dạ dày giúp các vết loét được làm lành, tái tạo nhanh: Lá khôi tía, Fucoidan, Nanocurcumin,...
Ngoài ra, còn bổ sung lợi khuẩn, vitamin, lysine giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp tăng cường tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất.
Lá khôi làm giảm quá trình tiết axit trong dạ dày, kích thích tiêu hóa, loại bỏ các triệu chứng ăn không tiêu, đầy bụng. hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, vi khuẩn Hp.
Thành phần Fucoidan giúp nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống và ngăn ngừa phát triển ung thư
Chống viêm kháng khuẩn, làm lành vết thương. Giảm tiết acid.
Trung hòa dịch vị dạ dày, giảm ợ nóng, ợ chua( chứa canxi cacbonat- tính kiềm).
Làm lành tổn thương, phục hồi và tái tạo niêm mạc, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori.
Nếu bạn gặp khó chịu kéo dài hoặc xuất hiện các dấu hiệu như khó nuốt, nuốt nghẹn, hoặc đau âm ỉ do bệnh trào ngược vui lòng liên hệ tới số hotline 0827111618 để được tư vấn bởi Đội ngũ dược sĩ có chuyên môn cao của chúng tôi.
ThemeSyntaxError