Chảy máu cam có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách điều trị là gì ?
3P PHARMACY
Th 6 05/01/2024
Chảy máu cam có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách điều trị là gì ?
Chảy máu cam, hay còn gọi là chảy máu mũi là một hiện tượng phổ biến mà hầu hết ai cũng đều trải qua ít nhất một lần trong đời. Tùy từng trường hợp mà chảy máu cam có thể gây nguy hiểm hay không. Để biết thêm về nguyên nhân và cách điều trị khi bị chảy máu cam, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Chảy máu cam là gì?
Chảy máu cam là tình trạng mà máu chảy ra từ một bên hoặc cả hai bên của mũi, nhưng hầu hết là 1 bên mũi. Đây không phải là một căn bệnh mà là một triệu chứng của một bệnh nào đó, nên nó có nhiều nguyên nhân gây ra.
Đa số mọi người đã từng trải qua ít nhất một lần chảy máu cam, đặc biệt là trẻ em. Đây là tình trạng nhẹ nên có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác và tạo điều kiện cho việc phát sinh các biến chứng sau này.
Phân loại chảy máu cam
Chảy máu do điểm mạch Kisselbach.
Chảy máu do động mạch.
Chảy máu toả lan do mao mạch.
2. Nguyên nhân chảy máu cam
Ở trẻ em, tỷ lệ chảy máu cam thường cao hơn gấp đôi so với người trưởng thành. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các mạch máu trong mũi bị vỡ, dẫn đến tình trạng chảy máu. Tình trạng chảy máu cam thường xảy ra đột ngột và khó xác định nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây vỡ mạch máu mũi và dẫn đến chảy máu cam:
Thời tiết hanh khô, lạnh hoặc nóng quá mức có thể làm giãn mạch máu, làm cho mạch máu trở nên mẫn cảm và dễ vỡ.
Các nhiễm trùng gây viêm nhiễm tại chỗ chẳng hạn như viêm mũi, viêm xoang, hoặc viêm loét mũi.
Chấn thương ở vùng mặt và mũi, bao gồm việc bị đánh vào mũi, tai nạn gây gãy xương cánh mũi, vỡ xương hàm hay gãy xương hàm trên.
Thói quen ngoáy mũi mạnh tay cũng có thể làm tổn thương niêm mạc và mạch máu trong mũi.
Dị vật rơi vào mũi có thể gây tổn thương mũi.
Các khối u có thể là nguyên nhân gây chảy máu mũi như u mạch máu dưới mũi, polyp mũi, u xơ vòm họng và thậm chí có thể ung thư vòm họng.
Bị cảm lạnh, dị ứng hay xì mũi liên tục với cường độ mạnh.
Rối loạn đông máu kèm theo các bệnh cấp tính như cúm, sởi, thủy đậu, thương hàn, sốt xuất huyết, hay sốt rét cũng là một trong những nguyên nhân có khả năng gây chảy máu.
Các bệnh về máu như xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, rối loạn chảy máu, giảm prothrombine, giãn mao mạch cũng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu cam.
Thiếu hụt vitamin C và K cũng là một nguyên nhân gây chảy máu, vitamin C giúp củng cố độ bền của thành mạch còn vitamin K tham gia vào quá trình đông máu.
Sử dụng nhiều chất hóa học như cocain, aspirin, amoniac, thuốc kháng viêm, thuốc xịt mũi và một số loại thuốc gây dị ứng cũng có thể gây ảnh hưởng và góp phần vào tình trạng chảy máu mũi.
Stress và căng thẳng: điều này thường gây ra chảy máu cam ở người lớn.
3. Cách điều trị chảy máu cam
Cách điều trị chảy máu cam ở người lớn hay trẻ em tương tự như nhau, cần điều trị theo nguyên nhân gây chảy máu cam.
3.1 Điều trị cầm máu
Thuốc cầm máu: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cầm máu để hỗ trợ kiểm soát và ngăn chặn chảy máu cho người bệnh.
Bóp mũi: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân dùng tay đè ép trực tiếp lên vùng điểm mạch vách ngăn trong khoảng 5-10 phút. Quy trình này có thể lặp lại 2-3 lần nếu máu vẫn tiếp tục chảy, và nó là phương pháp cấp cứu đơn giản mà bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà.
Sử dụng vật liệu cầm máu: Tùy thuộc vào vị trí và lượng máu mất, có thể cần phải đặt bấc mũi trước hoặc sau.
Đốt điểm chảy máu: Bác sĩ có thể sử dụng bạc nitrat, dao điện Bipolar dưới hướng dẫn của nội soi trực tiếp, áp dụng cho các tổn thương nhỏ và nông.
Phẫu thuật: Khi tất cả các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, có thể phải thực hiện đốt hoặc cột thắt động mạch bướm khẩu cái hoặc động mạch sàng. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể được thực hiện để điều trị nguyên nhân chảy máu từ khối u trong vùng mũi xoang.
3.2 Điều trị nguyên nhân
Sử dụng thuốc xịt mũi: sử dụng nước muối sinh lý, giúp làm sạch và giảm khô mũi trong mùa khô nóng và từ đó giảm nguy cơ chảy máu mũi.
Điều trị cảm lạnh, viêm mũi xoang: đối với những bệnh lý như cảm lạnh, viêm mũi và viêm xoang, việc điều trị là rất quan trọng để giảm triệu chứng xì mũi và hạn chế phản ứng viêm niêm mạc mũi xoang, từ đó giảm khả năng chảy máu mũi.
Điều trị các bệnh lý toàn thân, bệnh hệ thống: trong trường hợp chảy máu mũi do sử dụng thuốc kháng đông, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc chuyển đổi sang các loại thuốc khác.
Bổ sung vitamin C, vitamin K: nếu chảy máu mũi có liên quan đến thiếu hụt vitamin C hoặc K, người bệnh cần bổ sung thêm bằng viên uống hoặc những thực phẩm giàu vitamin C (như trái cây họ cam, kiwi, quả mâm xôi) và vitamin K (như chuối, thịt gà, thịt gò, gan động vật, củ cải đường, dầu đậu nành, rau cải nấu chín, bơ thực vật).
Hạ nhiệt cơ thể khi thời tiết nắng nóng: trong trường hợp chảy máu mũi do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, người bệnh có thể giảm nhiệt độ không khí bằng cách sử dụng điều hòa, máy phun sương, quạt, thông thoáng cửa sổ để làm mát.
Tránh cậy gỉ mũi, ngoáy mũi, xì mũi quá mạnh: Để tránh tổn thương niêm mạc mũi và làm tăng nguy cơ chảy máu, hãy hạn chế các thói quen như cậy gỉ mũi, ngoáy mũi và xì mũi mạnh.
Kiểm tra và tầm soát bệnh lý mũi xoang: hãy tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ để tầm soát các vấn đề liên quan đến mũi xoang, giúp ngăn chặn và điều trị triệt để, từ đó giảm nguy cơ chảy máu mũi.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm Vitamin C và Rutin Pytastar với hàm lượng Rutin cao kết hợp cùng vitamin C, Hòe hoa, Diệp hạ châu, Actiso giúp tăng sức bền thành mạch, tăng sức chịu đựng của mao mạch, tăng miễn dịch và thanh nhiệt giải độc cho cơ thể.Từ đó giúp hạn chế tối đa nguy cơ tái phát chảy máu cam.
Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe, vui lòng liên hệ theo số hotline 0827111618 để được tư vấn trực tiếp bởi dược sĩ chuyên môn.
ThemeSyntaxError