Cảnh báo nguy cơ đột quỵ tăng khi trời lạnh
Nhà thuốc 3P Pharmacy
Th 6 10/01/2025
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ tăng khi trời lạnh
Thời tiết lạnh là mối nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ. Vậy nguyên nhân dẫn đến đột quỵ mùa lạnh là gì và làm sao để phòng tránh đột quỵ mùa đông, mùa lạnh, khi nhiệt độ hạ thấp? Cùng Nhà thuốc 3P Pharmacy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vì sao mùa lạnh dễ gây đột quỵ
Theo các chuyên gia cho biết, khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể con người có phản xạ tăng tiết catecholamine nhằm co các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch máu dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị chảy máu trong não, gây nên xuất huyết não, đặc biệt ở các bệnh nhân có kèm theo xơ vữa động mạch.
Thêm vào đó, hiện tượng co mạch giúp giữ cơ thể không mất nước cũng làm tăng độ nhớt máu. Nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu nhằm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến máu vón cục tạo thành cục máu đông. Từ đó, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dễ dẫn đến nhồi máu não.
Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ cần sơ cứu ngay
Đột quỵ xảy ra đột ngột khi ai đó đang làm việc, sinh hoạt bình thường.
Đột quỵ có thể ảnh hưởng mỗi người mỗi khác nhưng không phải ai cũng cùng lúc gặp tất cả các triệu chứng. Tuy nhiên, dưới đây là một số trong những dấu hiệu đột quỵ phổ biến nhất, thường áp dụng theo quy tắc FAST (Face – Arm – Speech – Time) để nhận biết các triệu chứng đột quỵ:
F (Khuôn mặt): Người bệnh có dấu hiệu chảy xệ một bên gương mặt, mí mắt sụp xuống. Có thể yêu cầu người bệnh cười để quan sát 2 bên mặt mất cân đối, méo lệch qua 1 bên.
A (Tay): Dấu hiệu đột quỵ phổ biến chính là yếu, tê liệt một bên tay hoặc một bên cơ thể. Người bị đột quỵ không thể cùng lúc nâng hai tay lên qua cao khỏi đầu, nâng thẳng tay. Một số trường hợp người bệnh có thể nâng hai tay nhưng sau đó một tay rơi xuống ngay lập tức.
S (Nói chuyện): Người bệnh nói lắp, nói khó hiểu, khó nói hết một câu hoàn chỉnh,… là những dấu hiệu đột quỵ mùa lạnh bạn nên chú ý.
T (thời gian): Khi thấy một người có một hoặc nhiều dấu hiệu giống với mô tả về dấu hiệu FAST đột quỵ, cần hành động ngay lập tức để giúp người bệnh được cấp cứu kịp thời, hạn chế biến chứng do đột quỵ.
Biểu hiện dễ nhận thấy ở bệnh nhân đột quỵ là méo miệng
Trường hợp các triệu chứng chỉ kéo dài vài phút hoặc vài giờ, người bệnh cũng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp bởi đó có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ nhỏ/ cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua; cũng có thể là một cảnh báo về một cơn đột quỵ nghiêm trọng sắp xảy ra.
Cách sơ cứu đột quỵ tại nhà
Đột quỵ có thể khiến người bệnh mất thăng bằng hoặc bất tỉnh, có thể té ngã. Nếu cho rằng bản thân hoặc ai khác xung quanh bị đột quỵ, hãy làm theo các bước sau:
Trong lúc chờ cấp cứu, thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực khi thấy người bệnh ngừng tim.
Bước 1: Gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp
Nếu bạn đang có các triệu chứng đột quỵ, hãy nhờ người khác gọi giúp và giữ bình tĩnh nhất có thể trong khi chờ đợi sự trợ giúp khẩn cấp.
Nếu bạn đang chăm sóc người bị đột quỵ, hãy đảm bảo rằng người bệnh đang ở một vị trí an toàn, mặc quần áo thoáng mát, không gian thoải mái. Nếu là trẻ nhỏ, nên đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng một bên, đầu hơi nâng lên và đề phòng trường hợp trẻ bị nôn.
Bước 2: Sơ cứu đột quỵ trong lúc chờ cấp cứu
Kiểm tra xem người bệnh còn đang thở. Nếu không thấy nhịp thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo.
Nếu người bệnh cảm thấy khó thở, hãy nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát như cà vạt, khăn cổ, thắt lưng… để người bệnh dễ thở hơn.
Nếu bệnh nhân ngừng tim, thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Dùng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh.
Tháo răng giả cho bệnh nhân (nếu có) tránh bị hóc, sặc. Tuyệt đối không đưa bất cứ gì vật gì vào miệng người bệnh.
Bình tĩnh khuyên nhủ và trấn an người bệnh.
Đắp chăn giữ ấm cơ thể người bệnh.
Nếu người bệnh có biểu hiện yếu ở tay chân, cần nhờ nhiều người hỗ trợ di chuyển người bệnh.
Quan sát để nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào ở người bệnh.
Bước 3: Cung cấp thông tin về tình trạng của người bệnh
Ghi nhớ nguyên nhân, biểu hiện, có hay không bị té ngã, đập đầu… của người bệnh để cung cấp cho nhân viên y tế.
Để người bệnh nằm ở tư thế nghiêng
Những sai lầm cần tránh khi sơ cứu đột quỵ
Không để nạn nhân nằm ngửa mà nên nằm nghiêng. Tư thế nằm này giúp đề phòng trường hợp bệnh nhân nôn ói (dịch nôn có thể dễ dàng thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn đường thở hoặc gây suy hô hấp); nằm ngửa cũng có thể gây ra tình trạng lưỡi bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở (khi người bệnh ở trạng thái hôn mê).
Không cho bệnh nhân ăn uống hay sử dụng thuốc.
Không dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay chân của người bệnh.
Không thực hiện cạo gió cho người bệnh.
Không nên để bệnh nhân nằm lâu 1 chỗ mà cần khẩn trương đưa đi cấp cứu
Tuyệt đối không tự ý chích máu đầu ngón tay cho người bệnh
Cách phòng tránh đột quỵ mùa đông
Đột quỵ được xem là bệnh lý cấp tính, hay xảy ra rất đột ngột và hậu quả thường gây tử vong hay tàn phế về sau. Tuy nhiên, đây là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Để phòng đột quỵ mùa lạnh, ngoài việc kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, bệnh tim mạch; sử dụng thuốc chống đông máu; có chế độ ăn lành mạnh; tránh căng thẳng, stress trong cuộc sống; thì cần một số lưu ý riêng về chăm sóc sức khỏe trong mùa lạnh.
Nên vận động nhẹ nhàng từ 3 – 5 phút trước khi xuống giường vào buổi sáng. Giữ nhiệt độ trong nhà cân bằng, không để xuống thấp dưới 25 độ và cân bằng với nhiệt độ ngoài trời. Uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh. Không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh, sử dụng nước ấm khoảng 37 độ C là phù hợp nhất.
Việc giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ trong mùa lạnh rất quan trọng. Cần lưu ý việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây sốc nhiệt. Khi tham gia hoạt động thể chất, nên mặc nhiều lớp áo, khi cơ thể ấm lên sau vận động thì có thể cởi bỏ bớt và mặc vừa đủ giữ ấm cơ thể. Nếu đang hoạt động ngoài trời lạnh và thấy mình đổ mồ hôi, như vậy cơ thể đang bị quá nóng và không ổn; nhất là đối với người có bệnh tim mạch thì tốt nhất nên nghỉ ngơi, cởi bớt áo khoác và vào ngay trong nhà.
Tăng cường hoạt động thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ tim mạch cần tuân theo nguyên tắc không hoạt động quá sức. Bởi khi trời lạnh, cơ thể chúng ta phải gắng sức hơn bình thường nhằm giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. Do vậy, việc đi bộ nhanh hơn bình thường gặp khi gió lạnh thổi vào mặt và cơ thể cũng đã là gắng sức.
Tránh uống rượu trước khi ra ngoài trời vì rượu làm giãn nở các mạch máu trên da, khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn trong khi thực sự lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi các cơ quan quan trọng làm cho bản thân người uống rượu không biết được cơ thể bị mất nhiệt.
Đặc biệt nên chủ động tìm các phương pháp phòng ngừa đột quỵ như viên uống Hoạt huyết bổ não chống tai biến Natogreen.
>>>>Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây<<<<
Viên uống Natogreen giúp:
Tăng cường tuần hoàn não, giúp bền thành mạch, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.
Giảm thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình với các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, hay quên.
Giảm nguy cơ tai biến tim mạch
Với các thành phần:
Hàm lượng Nattokinase 600FU (cao gấp đôi hàm lượng so với các sản phẩm trên thị trường) làm tan cục máu đông chống tai biến và ngăn xơ vữa động mạch.
Cao bạch quả: giúp điều hòa và tăng lưu thông máu lên não, cung cấp máu và oxy cho não và cơ thể, tăng khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ, cải thiện tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, lo âu, mất trí nhớ ở những người lớn tuổi.
Coenzyme Q10: Làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, điều hòa nhịp tim và giảm huyết áp, giảm thiểu nguy cơ tai biến tim mạch.
Ngoài ra còn có thêm các thành phần như Cao thông đất, Cao Bạch phục Linh, Đương quy, Đinh Lăng, Cao câu kỷ tử giúp hỗ trợ làm tan máu đông, hỗ trợ điều hòa và lưu thông máu, cải thiện các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh một cách hiệu quả. Sử dụng an toàn trong thời gian dài không có tác dụng phụ.
Lưu ý:
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nếu gặp các vấn đề sức khỏe, Quý khách vui lòng gọi ngay đến số hotline 0827.111.618 hoặc đến ngay Nhà thuốc 3P Pharmacy trên toàn quốc để được nghe tư vấn từ dược sĩ chuyên môn.
ThemeSyntaxError