Các biến chứng của bệnh tiểu đường và cách phòng tránh

Up sản phẩm
Th 7 30/10/2021

Các biến chứng của bệnh tiểu đường và cách phòng tránh 

Khi bị tiểu đường (đái tháo đường) nếu không có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập luyện hợp lý và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để kiểm soát hiệu quả chứng bệnh thì sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng của bệnh tiểu đường liên quan đến mắt, thận, xương,... Cụ thế các biến chứng này là gì? Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả bằng cách nào?

Khám phá ngay nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn biết cách chung sống và phòng tránh căn bệnh này. 

Các biến chứng của bệnh tiểu đường 

Theo chuyên gia, biến chứng tiểu đường chia làm làm loại biến chứng mãn tính, và biến chứng cấp tính. Cụ thể: 

Biến chứng mãn tính

Là biến chứng do lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài. cơ thể bị rối loạn đạm đường và chất béo, hậu quả gây suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

Biến chứng về tim mạch

Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 1,8 lần so với người bình thường. Khi mắc bệnh tim mạch, đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn người khác từ 2-4 lần. Theo thống kê, 65% số người tử vong vì tiểu đường do là do biến chứng tim mạch và đột quỵ. Đây là hệ lụy khó lường đối với các bệnh nhân tiểu đường vì họ dễ bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim thậm chí là tử vong.

Biến chứng về mắt

Lượng đường trong máu tăng cao làm tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt, gây bệnh võng mạc tiểu đường. Dần dần, người bệnh sẽ bị suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn là mù lòa. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ một số bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể, phù hoàng điểm, tăng nhãn áp. Có khoảng 28,5% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh võng mạc dẫn đến mất thị lực. Nhóm bệnh nhân này cũng có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao gấp 2-5 lần người bình thường và khoảng 40% đối với bệnh tăng nhãn áp.

Biến chứng thận

Lượng đường trong máu cao gây tổn thương tại thận, làm suy giảm chức năng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn là dẫn đến suy thận không hồi phục.

Biến chứng về thần kinh 

Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các biểu hiện như tê bì chân tay, nhịp tim nhịp thở bất thường. 

Biến chứng cấp tính 

Trái ngược với mãn tính, biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột và thường để lại những hậu quả đáng tiếc do không xử lý kịp thời. 

Hạ đường huyết

Xảy ra khi đường huyết hạ xuống dưới 3.6 mmol/l (65 mg/dl), nguyên nhân có thể là: Ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc;sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết quá liều;  tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu bia. Lúc này, người bệnh thường có biểu hiện run chân tay, đánh trống ngực, vã mồ hôi,... 

Hôn mê do tăng đường huyết 

Đây là biến chứng nặng và dễ tử vong nhất, cần có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ.

Biến chứng tiểu đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng. Vì vậy cần biết cách phòng ngừa và sống chung cùng bệnh. 

Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Tiểu đường thường để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bằng sự kết hợp từ nhiều giải pháp hoàn toàn có thể đẩy lùi được những rủi ro từ căn bệnh này.

Kiểm soát đường huyết

Kiểm soát đường huyết là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.  Các chỉ số tốt nhất người bệnh nên kiểm soát trong trong khoảng:

  • HbA1c < 7%
  • Đường huyết khi đói 3.9 – 7.2 mmol/l (70 – 130 mg/dl)
  • Đường huyết trước ăn < 7.2 mmol/l
  • Đường huyết sau ăn 2h < 10 mmol/l (180 mg/dl)
  • Để đạt được chỉ số này nên thực hiện cách cách sau:
  • Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc điều trị dài ngày có thể khiến bạn lo lắng về tác dụng phụ trên gan thận hay nguy cơ nhờn thuốc. Tuy nhiên, với những lợi ích mà thuốc mang lại, bạn vẫn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Việc dùng thuốc đúng liều và định kỳ 3 tháng kiểm tra lại đường huyết để đánh giá hiệu quả của thuốc sẽ giúp bạn vừa giảm rủi ro biến chứng, vừa được dùng thuốc với liều thấp nhất.

Kiểm soát chế độ ăn

Người bệnh tiểu đường nên ăn giảm chất bột, đường có trong gạo trắng, lúa mì, khoai tây, các loại đường mía, đường sữa… Muối, chất béo xấu (mỡ động vật, chất béo trans trong thực phẩm chế biến sẵn) và chất đạm từ các loại thịt đỏ, trứng, sữa cũng là những thực phẩm bạn không nên ăn nhiều.

Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan (các loại rau củ có độ nhớt khi chế biến), dưới dạng hấp, luộc thay vì chiên, rán nhiều lần. Nếu được, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, xen lẫn các bữa chính là bữa phụ với các loại hoa quả không làm tăng đường huyết như bưởi, cam, thanh long, ổi, dâu tây…

Tăng cường luyện tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên 30 phút/ngày, 150 phút/tuần đã được chứng minh có khả năng làm giảm đường huyết hiệu quả, nhờ giảm đề kháng insulin. Bên cạnh đó, việc tập luyện hợp lý cũng có thể khiến người bệnh tiểu đường kiểm soát được cân nặng, từ đó ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, thần kinh…

Nếu chưa quen với việc tập thể dục, bạn nên bắt đầu với thời gian ngắn, sau đó tăng dần để cơ thể thích nghi. Những bài tập bạn có thể lựa chọn là đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội, aerobic, thái cực quyền…

Hạn chế hoặc ngừng uống rượu

Rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến việc kiểm soát đường huyết.Một lượng rượu nho, rượu vang nhỏ có thể giúp tinh thần phấn chấn, đồng thời làm giảm đường huyết. Nhưng nếu sử dụng nhiều và thường xuyên, khiến đường huyết của bạn có thể tăng vọt. Ngoài ra rượu cũng làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc hạ đường huyết, thuốc tim mạch, hạ mỡ máu…

Tốt nhất, nếu bị tiểu đường, bạn nên giảm (uống không quá 2 ly/ngày với nam giới, 1 ly/ngày với nữ giới), hoặc ngưng sử dụng rượu. Khi uống rượu, hãy chọn loại nồng độ cồn nhẹ và chỉ uống khi đã ăn lót dạ trước đó.

Theo dõi mỡ máu

Huyết áp, mỡ máu cao ở người bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và thận 2 – 3 lần so với những người chỉ mắc 1 bệnh.

Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên giữ lượng LDL – c (cholesterol xấu) < 70 mg/ dl (1.8 mmol/l), HDL – c (cholesterol tốt) > 40 mg/dl (1.1 mmol/l) đối với nam, > 50 mg/dl (1.3 mmol/l) đối với nữ và triglycerides < 160 mg/ dl (2.2 mmol/l). Với huyết áp, bạn nên nên giữ ở mức dưới 140/90 mmHg, tốt hơn là dưới 130/80 mmHg.

Nếu thấy hai chỉ số này thường xuyên ở mức cao hơn giới hạn, bạn cần báo cho bác sĩ để được kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường và cách phòng tránh

Sử dụng Akidiabet - Công thức ưu việt Khắc tinh của đái tháo đường

Với công thức vượt trội, Akidiabet là giải pháp hoàn hảo cho người tiểu đường. 

Tăng tiết insulin tự nhiên, mạnh gấp 2 lần các sản phẩm thông thường vì có sự kết hợp giữa cao thìa canh lá to và nhàu. 

Giảm và ổn định chỉ số đường huyết nhờ cơ chế giảm hấp thụ lượng glucose vào máu, đồng thời giúp giảm mức hemoglobin A1c. 

Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và tăng tiết insulin tự nhiên giúp ngăn ngừa biến chứng: tim mạch, huyết áp… ở các bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường không có khả năng tự tổng hợp canxi thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày và lượng canxi bị đào thải ra ngoài rất lớn, cơ thể dễ thiếu hụt canxi gây loãng xương. Sản phẩm bổ sung lượng canxi cần thiết giúp hệ xương, răng chắc khỏe. 

Akidiabet được  chiết xuất 100% thiên nhiên từ các thành phần không độc tính, không tác dụng phụ, có thể sử dụng trong thời gian dài.

ThemeSyntaxError