Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

Up sản phẩm
Th 3 28/09/2021

Ai cũng biết canxi có một vai trò quan trọng đối với cơ thể tuy nhiên không phải ai cũng biết khi thiếu canxi thì sẽ gây những hệ lụy gì, nguyên nhân do đâu? Trong chương trình truyền hình trực tuyến với chủ đề " Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương "do báo Sức khoẻ & Đời sống tổ chức. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chia sẻ về các vấn đề bổ sung canxi đúng cách, ăn gì cung cấp đủ canxi giúp chống còi xương, loãng xương...

Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm không chỉ trẻ em mới thiếu canxi mà phụ nữ, người cao tuổi cũng rơi vào tình trạng này. Thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ đã đạt được những kết quả đáng đáng kể nhưng vẫn ở mức cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) giảm từ 36,5% (năm 2000) còn 23,8% (năm 2017).

Như vậy, cứ khoảng 4 trẻ thì có 1 trẻ thấp còi. Và các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là chính là chế độ ăn của của bé chưa được cha mẹ quan tâm đúng mức hoặc chưa đúng…dẫn đến thiếu hụt các vi chất, khoáng chất trong đó có canxi.

Thực phẩm giầu canxi

Tương tự tình trạng loãng xương ở nước ta cũng là một vấn đề quan tâm. Theo ước tính, số người mắc bệnh loãng xương ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người, trong đó có hơn 2,4 triệu phụ nữ mắc bệnh loãng xương, có trên 190.000 trường hợp gãy xương do loãng xương, 29.000 trường hợp gãy xương hông và số phụ nữ trên 50 tuổi bị gãy lún đốt sống chiếm khoảng 23%.

Đặc biệt số người loãng xương ở nước ta có xu hướng ngày càng tăng và ngày càng có nhiều phụ nữ được phát hiện loãng xương trong độ tuổi còn khá trẻ. Dự báo ở nước ta sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương vào năm 2030, trong đó nữ giới chiếm 70 - 80%.

Cần bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm canxi có thể được nạp vào cơ thể bằng bữa ăn hàng ngày thông qua một số loại thực phẩm như: Các món hải sản gồm tôm, cua, sò, cá…; các loại rau xanh, quả chín… giúp tăng cường sức khỏe xương. Thông thường, cơ thể chỉ nạp khoảng 20% đến 30% lượng canxi qua thức ăn, còn lại sẽ bài tiết ra ngoài. Ngoài ra, nên bổ sung canxi từ sữa, sữa chua, các chế phẩm của sữa để giúp phát triển chiều cao.

Chế độ ăn hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 20% đến 30% nhu cầu canxi của cơ thể. Nếu cần phải bổ sung canxi nên lưy ý uống canxi vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 1 giờ, vì ánh nắng có thể làm tăng khả năng hấp thụ canxi. 

Không ăn quá mặn vì có thể tăng thải canxi qua nước tiểu. Không uống canxi cùng với sữa và các chế phẩm của sữa. Không nên uống chung canxi với sắt cũng như một số khoáng chất khác như kẽm, đồng… cùng một lúc mà nên tách ra sáng, chiều, tối… Và nên chọn loại canxi có thêm chế phẩm vitamin D và loại canxi hữu cơ giúp dễ hấp thu hơn, BS Lâm khuyến cáo.

Việc bổ sung thêm canxi là cần thiết nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thành phần loại canxi mà mình lựa chọn. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung canxi cho cơ thể, bao gồm loại chứa canxi hữu cơ và vô cơ, trong đó canxi hữu cơ được khuyên dùng nhiều hơn vì hấp thu nhanh, hạn chế tối đa tình trạng táo bón, BS Lâm chia sẻ thêm.

ThemeSyntaxError