Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến bàn chân như thế nào?

Nhà Thuốc 3P
Th 7 04/09/2021

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến bàn chân như thế nào?

Tiểu đường là bệnh lý mạn tính gây nên nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Trong đó, biến chứng tiểu đường ở chân là phổ biến hàng đầu. Bệnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng, và trở thành một trong những bệnh lý có mức độ ảnh hưởng lớn đến con người. Chính vì vậy, việc phòng và ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra vô cùng quan trọng, giúp cải thiện cuộc sống cho người bệnh.

Bệnh tiểu đường là gì?

Có thể hiểu đơn giản thì tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) chính là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Đây là vấn đề gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cũng như tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều này diễn ra khi quá trình chuyển hóa glucose bị rối loạn do thiếu hụt hay đề kháng với insulin.

MỘT SỐ BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG Ở CHÂN ĐIỂN HÌNH

Bên cạnh những biến chứng đối với thận, tim mạch, hệ thần kinh, tổn thương nhãn mạc,… thì bệnh tiểu đường còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bàn chân và gây nên nhiều biến chứng ở chân của người bệnh. Một số vấn đề ở bàn chân mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải như:

  • Nấm da chân;
  • Nấm móng, móng chân mọc ngược;
  • Vết chai;
  • Nổi phỏng nước;
  • Ngón chân vẹo ngoài, ngón chân khoằm;
  • Da khô;
  • Loét da;
  • Ngón chân hình búa, biến dạng ngón chân;
  • Bàn chân bẹt.

Đây là những biến chứng điển hình ở chân mà người bệnh tiểu đường có thể gặp phải.

triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Biến chứng tiểu đường ở chân nguy hiểm như thế nào?

Nhìn chung thì những vấn đề của người bệnh tiểu đường được thể hiện trên bàn chân gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển cũng như tác động đến hệ cơ quan khác. Chúng tác động trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.

Trong đó, loét bàn chân là một trong những biến chứng tiểu đường ở chân quan trọng điển hình mà người bệnh thường mắc phải. Theo một số thống kê thì tỉ lệ mới mắc hàng năm là khoảng 2% tổng số bệnh nhân bị tiểu đường và đối với bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý thần kinh ngoại biên thì con số trên có thể tăng lên từ 5-7.5% vô cùng nguy hiểm.

Tiểu đường không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bàn chân mà chúng còn có thể dẫn đến hoại tử, buộc phải cắt bỏ chân. Bệnh lý mạch máu ngoại vi đã được ghi nhận ở hơn 30% các trường hợp có loét bàn chân do biến chứng tiểu đường. Tình trạng thiếu máu đến chi có thể dẫn đến hoại tử và phải cắt bỏ phần chi đó. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường đối với bàn chân mà bất cứ ai cũng nên lưu ý.

DẤU HIỆU SỚM CẢNH BÁO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường (đái tháo đường) hiện nay là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Theo thống kê của Bộ Y Tế trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh ở nước ta tăng 211%, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người trẻ tuổi hơn cũng dần tăng cao. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rằng mình bị bệnh để có kế hoạch điều trị và chăm sóc hợp lý.

Việc biết rõ một vài dấu hiệu nghi ngờ bệnh tiểu đường là cần thiết, để xác định và kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Triệu chứng của đái tháo đường túyp 1

Liên tục khát nước, khô miệng, ngứa da

Đường trong máu cao xâm nhập vào đường tiết niệu, làm rối loạn chức năng bài tiết, làm cho người bệnh đi tiểu thường xuyên. Việc đi tiểu nhiều làm cơ thể thiếu nước nên kéo theo tình trạng khát, khô miệng. Da khô có thể gây ngứa.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Nếu số lần bạn đi tiểu trong một ngày lớn hơn số 7, có thể bạn đã bị đái tháo đường.

Sụt cân bất thường

Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy – cơ thể cần nhiên liệu để hoạt động. Và nhiên liệu chính cho cơ thể chính là đường (glucose). Sụt cân do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu. Đái tháo đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân.

Thị lực yếu đi

Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề, đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực.

Tê bàn chân tay:

Bệnh tiểu đường gây nên tình trạng tổn thương dây thần kinh, người bệnh nếu nhẹ thì xuất hiện tình trạng tê bàn tay, chân. Nếu tình trạng đau nặng hơn,xuất hiện bị sưng…thì bệnh đã nặng.

Đói và mệt mỏi

Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin, đường sẽ bị tích trữ một cách dư thừa trong máu và ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.

Triệu chứng của bệnh đái tháo đường túyp2

Ở tiểu đường tuyp 2  bệnh diễn biến rất âm thầm thậm chí không có triệu chứng gì, hơn nữa các triệu chứng không rõ ràng như đái tháo đường typ1. Bạn nên chú ý một vài dấu hiệu sau:

Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm

Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Chính vì vậy, người bị đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bẹn và bộ phận sinh dục.

Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn và gây tổn thương thần kinh, khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương.

Tiểu đường tuýp 1 có thể xảy ra nhanh chóng ở những người trẻ, nhưng cũng có thể phát triển rất chậm ở người già. Dù là đối tượng người bệnh nào thì việc thiếu hụt insulin là không thay đổi, tiểu đường tuyp 1 không phải bệnh có thể trị liệu bằng ăn uống, tập luyện được mà cần điều trị bằng insulin. Khi bệnh càng phát triển thì việc tiêm insulin và theo dõi đường huyết càng cần diễn ra liên tục hơn, điều này có thể gây khó khăn cho người bệnh. Tuy nhiên hiện nay, y học càng ngày càng hiện đại với các dụng cụ tiêm insulin và đo đường huyết liên tục đã giúp cho người bệnh có thể tự kiểm soát, chữa trị bệnh dễ dàng hơn.

Chỉ bằng một vài phương pháp xét nghiệm đơn giản, bạn sẽ biết chắc chắn mình có bị bệnh đái tháo đường hay không. Vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, dù là mơ hồ nhưng đừng chần chừ trong việc đi khám để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

ThemeSyntaxError