9 biểu hiện của bệnh tiểu đường
Up sản phẩm
Th 3 21/09/2021
Biểu hiện của bệnh tiểu đường thường dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác, do đó chúng ta cần tìm hiểu cách nhận biết các dấu hiệu chính của bệnh để có kế hoạch điều trị từ sớm.
Đây là căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hoặc đáp ứng insulin của cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng tiêu cực tác động lớn đến sức khỏe và làm giảm tuổi thọ.
Hay khát nước và đi tiểu nhiều lần
Khi nồng độ đường trong máu trở nên quá cao, cơ thể sẽ tự động tìm cách loại bỏ lượng đường này. “Nước đi theo đường, vì vậy bạn sẽ mất lượng nước tiểu lớn”, bà Mary cho biết. Vì vậy nếu đột nhiên đi tiểu quá nhiều mà không có nguyên nhân rõ ràng, ví dụ thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu, bạn nên đi khám bác sĩ.
Cảm thấy đói quá mức
Đói quá mức (polyphagia), cùng với sự khát nước và đi tiểu nhiều được đề cập ở trên, tạo thành 3 dấu hiệu của bệnh tiểu đường tiêu biểu.
Nếu cơ thể của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc nếu nó không đáp ứng insulin theo cách bình thường, dẫn đến việc không thể chuyển đổi thực phẩm thành glucose để tạo ra năng lượng cho các tế bào. Kết quả là bạn luôn cảm thấy đói dù lúc nào cũng ăn. Thực tế, việc ăn uống chỉ làm cho lượng đường trong máu còn cao hơn mà thôi.
Mệt mỏi
Mệt mỏi có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh khác hoặc thậm chí là do lối sống của bạn (chế độ ăn uống nhiều carb, tiêu thụ quá nhiều caffein, lão hóa…). Nhưng nếu xảy ra cùng lúc với các biểu hiện khác trong bài, nó cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Mờ mắt
Khi nhìn mờ nhưng không phải bệnh lý về mắt thì nó có thể là một biểu hiện của bệnh tiểu đường trong giai đoạn sớm do chảy máu, bong võng mạc, tổn thương vi mạch võng mạc mắt. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn và mọi thứ bắt đầu nhìn mờ đi. Nếu ổn định lượng đường trong máu thì thị lực có thể cải thiện. Ngược lại, khi bệnh tiểu đường không được cải thiện có thể dẫn tới mù lòa.
Giảm cân đột ngột
Cơ thể xuống cân đột ngột không phải do ăn kiêng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nói chung và biểu hiện của bệnh tiểu đường nói riêng.
Vì cơ thể bạn không thể sử dụng glucose như một nguồn năng lượng khi mắc bệnh tiểu đường, nên nó sẽ bắt đầu đốt chất béo và cơ để lấy năng lượng, từ đó làm cho cân nặng giảm đi.
Bị ngứa da
Như đã đề cập ở trên, khi lượng đường dư thừa được bài tiết vào nước tiểu, nó sẽ lấy theo chất lỏng từ các mô khác của bạn, trong đó có da.
Da khô có thể khiến bạn ngứa ngáy, những vết xước khô có thể dẫn đến nứt trên da và thậm chí gây ra nhiều bệnh. Một lý do khác gây ngứa da là tình trạng nhiễm nấm men – thường gặp ở người bị tiểu đường.
Vết thương lâu lành
Nếu không máy bị đứt tay hay có vết thương nào đó mà lâu lành thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Đường trong máu không chỉ làm tăng chứng viêm trong các vết cắt và vết loét mà còn dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, khiến máu khó di chuyển đến và sửa chữa những vùng da bị tổn thương. Điều này đặc biệt liên quan đến bàn chân.
Da sạm đi với những vùng da tối màu
Da bị tối màu đi là một tình trạng mà có một số vùng da bị sạm và xỉn màu hơn các vùng da khác. Sự thay đổi về màu da này thường xuất hiện ở những vùng da có nếp nhăn hoặc nếp gấp, ví dụ như trên cổ, ở nách, ở bẹn, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và trên các ngón tay.
Thấy tê nhói ở tay, chân
Tê tê, ngứa ran, hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân (hoặc ngón tay, ngón chân) là một trong những biểu hiện của bệnh tiểu đường.
Như đã đề cập ở trên, lượng đường trong máu cao dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém và do đó dẫn tới tổn thương thần kinh. Tay và chân là những bộ phận cơ thể xa nhất từ trái tim nên bị đau đầu tiên.
Nếu bạn nhận thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, đặc biệt là khi có vài triệu chứng xuất hiện cùng lúc, thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
ThemeSyntaxError