7 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn mẹ có biết ?
3P PHARMACY
Th 2 04/12/2023
7 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn mẹ có biết ?
Trẻ biếng ăn là một nỗi lo đối với rất nhiều phụ huynh, không chỉ mang lại phiền toái mà còn có thể gây ra những hậu quả lâu dài cho trẻ như suy dinh dưỡng, kém phát triển về trí tuệ và thể chất, sức đề kháng yếu. Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ biếng ăn cũng đòi hỏi sự vất vả và khó khăn. Để giải quyết tình trạng này, trước tiên cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ ăn kém và tìm giải pháp khắc phục tương ứng.
1. Biếng ăn ở trẻ là gì ?
Biếng ăn là một vấn đề phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi. Tuy nhiên, việc đánh giá xem trẻ có biếng ăn hay không không chỉ dựa vào lượng thức ăn mà trẻ tiêu thụ, đặc biệt là khi tốc độ tăng trưởng giảm khi trẻ tròn 1 tuổi.
Theo đánh giá của các chuyên gia, biếng ăn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm yếu tố tâm lý, bệnh lý hoặc là vấn đề sinh lý. Tình trạng này xảy ra khi trẻ ăn ít, ăn “không tự nguyện”. Trẻ chỉ ăn khi có áp lực từ các biện pháp như dỗ dành, năn nỉ, hoặc đe dọa.
Biếng ăn đôi khi trở thành một thách thức, một áp lực lớn đối với cha mẹ, tuy nhiên khi xác định chính xác nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn, cha mẹ vẫn có thể giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.
Biếng ăn là một vấn đề phổ biến ở trẻ
2. Nguyên nhân trẻ biếng ăn
Có rất nhiều nguyên nhân làm trẻ không có hứng thú với việc ăn uống, trong đó có 7 nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất.
2.1 Do thói quen ăn uống xấu
Thói quen ăn uống của trẻ thường được định hình bởi cách cha mẹ chăm sóc, và đây là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng biếng ăn. Ví dụ, việc chiều chuộng trẻ để ngậm thức ăn lâu, không bắt trẻ nhai thức ăn, thường xuyên dỗ dành, hoặc bố mẹ hay chiều chuộng cho trẻ ăn những món trẻ thích thường xuyên,... Từ đó, khi cha mẹ bận rộn, hoặc không có những món trẻ ưa thích thì trẻ chỉ ăn thức ăn dạng lỏng, không muốn ăn, nhịn ăn.
2.2 Do thời điểm bữa ăn không phù hợp
Khi trẻ ăn vẫn còn no do ăn quá nhiều hoặc ít vận động thì việc cho trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều trở nên khó khăn. Nếu trong trường hợp này ép buộc trẻ ăn khi chúng không đói có thể tạo ra ấn tượng xấu về việc ăn uống. Cần cho trẻ tham gia hoạt động vận động nhiều và để trẻ ăn khi thực sự đói hoặc khi muốn ăn.
Thói quen này rất tốt đối với trẻ đang có tình trạng biếng ăn, giúp chúng tự ăn nhiều hơn.
2.3 Trẻ ăn không tập trung, quá hiếu động
Đa phần các bậc cha mẹ thường sử dụng tivi, đồ chơi hoặc điện thoại để giữ trẻ im lặng hơn trong khi ăn. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến trẻ mất tập trung vào việc ăn, gây ra tình trạng ăn ít hoặc nhai thức ăn không kỹ, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Một số cha mẹ thì có thói quen bế con đi chơi quanh nhà, quanh làng xóm để khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn, hoặc trẻ hiếu động, ham chơi cũng làm trẻ mất tập trung vào việc ăn uống và gây ra biếng ăn, kén ăn.
2.4 Do nguyên nhân bệnh lý
Nhiều nguyên nhân bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng giảm ngon miệng và biếng ăn ở trẻ nhỏ, bao gồm:
Trẻ bị ốm hoặc cảm: thông thường trẻ chỉ chán ăn trong thời gian mắc bệnh.
Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng hoặc táo bón có thể làm trẻ không muốn ăn.
Nhiễm virus hoặc vi khuẩn: các bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến khẩu phần ăn của trẻ.
Mọc răng: sưng nướu răng, mọc răng hay đau răng có thể làm trẻ gặp khó khăn khi nhai thức ăn.
2.5 Do yếu tố tâm lý
Đối với trẻ nhỏ, tâm lý đóng một vai trò quan trọng trong thói quen và khả năng ăn uống. Đây là một số vấn đề mà cha mẹ nên chú ý:
Trẻ có thể phải đối mặt với các vấn đề tinh thần như sợ hãi hoặc lo lắng quá mức.
Áp lực từ cha mẹ, đặc biệt là sự thúc ép quá mức, có thể gây ra tâm lý sợ hãi và làm trẻ cảm thấy chán ăn.
Việc trẻ cố kiềm chế cảm xúc, đối mặt với áp lực về việc ăn uống và tăng cân, có thể ảnh hưởng đến tâm lý của họ.
Các vấn đề cảm xúc tiêu cực như lạm dụng tình dục, áp lực từ kỳ thi, và vấn đề học hành cũng có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ
2.6 Bé bị thiếu Vitamin và khoáng chất
Thiếu hụt các khoáng chất như kẽm và selen có thể dẫn đến tình trạng bé cảm thấy không ngon miệng và biếng ăn. Nếu không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết, trẻ biếng ăn trong thời gian dài có thể gây ra suy dinh dưỡng, còi cọc và ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não.
2.7 Do thay đổi môi trường sống
Khi trẻ thay đổi môi trường sống như chuyển nơi ở hoặc trẻ bắt đầu đi học, chuyển cấp thường trẻ sẽ có tâm lý e ngại, sợ sệt, căng thẳng từ đó cảm thấy không muốn ăn.
Đa phần các bậc cha mẹ thường sử dụng tivi, đồ chơi hoặc điện thoại để giữ trẻ im lặng hơn trong khi ăn
3. Dấu hiệu trẻ biếng ăn
Vấn đề biếng ăn ở trẻ thường xuyên xuất hiện trong giai đoạn trẻ từ 1 đến 6 tuổi, đặc biệt là ở trẻ 2 tuổi. Các biểu hiện của trẻ biếng ăn bao gồm:
Trẻ có thể khóc hoặc gây rối khi thức ăn được chuẩn bị.
Có thể không ăn một số loại thức ăn hoặc không tất cả các loại thức ăn.
Ngậm thức ăn trong miệng mà không nuốt hoặc nhai chậm.
Ăn ít hơn so với mức bình thường.
Thời gian ăn kéo dài hơn 30 phút.
Có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn khi thấy thức ăn được đưa ra.
Trẻ không tăng cân trong vòng 3 tháng liên tục.
4. Cách khắc phục biếng ăn ở trẻ
Để vượt qua tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, cần xác định rõ nguyên nhân đồng thời cần kết hợp sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường và bác sĩ. Giải quyết vấn đề này càng nhanh càng tốt để đảm bảo rằng trẻ nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết trong các giai đoạn quan trọng của sự phát triển.
Một số biện pháp mà các phụ huynh thường áp dụng đã chứng minh được hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ, giúp trẻ ăn được nhiều hơn:
Đừng ép buộc khi trẻ không muốn ăn
Chế biến, trang trí món ăn bằng hình thù đẹp mắt, ngộ nghĩnh thu hút trẻ.
Cho trẻ ăn đúng giờ, có thể cho trẻ học thói quen ăn cơm chung cùng cả nhà
Hạn chế cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn
Cho trẻ vận động, chơi thể thao như tập đạp xe, tập bơi, chạy bộ, chơi quanh sân nhà
Ba mẹ cũng có thể tìm các giải pháp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết để bổ sung thêm dinh dưỡng, giúp bé ăn ngon miệng, khắc phục tình trạng biếng ăn cho bé, chẳng hạn như sản phẩm Bổ tổng hợp Profocus Children.
Sản phẩm có thành phần Thymomodulin giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp. Lysine, Taurin và các vitamin B1, B6, B12, kẽm giúp bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa, cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Các axit béo từ dầu cá: EPA, DHA giúp trẻ phát triển não bộ, thông minh, tăng IQ, phát triển thị lực, thính lực, tăng cường trí nhớ và tập trung. Canxi và vitamin D3 giúp tăng phát triển chiều cao cho trẻ.
Như vậy bài viết đã cùng bạn đọc liệt kê 7 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, hi vọng sẽ giúp khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ, giúp cha mẹ chăm sóc con dễ dàng hơn. Nếu có thắc mắc cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0827111618 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ Dược sĩ chuyên môn.
ThemeSyntaxError